Trong sách Trắng quân sự công bố ngày 31.3, quân đội Trung Quốc cam kết xây dựng lòng tin với các nước láng giềng.
Trung Quốc sẽ không phát triển chính sách bành trướng. |
Sách Trắng quân sự Trung Quốc được công bố 2 năm một lần, trong đó đưa ra quan điểm của Trung Quốc về các vấn đề an ninh và cung cấp cái nhìn tổng quan về lực lượng quân sự Trung Quốc. Trong buổi họp báo giới thiệu sách Trắng (ảnh), đại tá Geng Yansheng - Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc - nói: “Hiện nay và trong tương lai, cho dù phát triển thế nào, Trung Quốc cũng không bao giờ tìm kiếm sự bá chủ hoặc theo đuổi chính sách bành trướng”.
Đánh giá về tình hình an ninh khu vực, sách Trắng nhận xét: “Những thay đổi to lớn đang diễn ra trong diện mạo chiến lược ở Châu Á – Thái Bình Dương. Các cường quốc liên quan đang tăng cường đầu tư chiến lược. Cạnh tranh quân sự quốc tế vẫn rất khốc liệt”.
Quan hệ Trung – Mỹ - đặc biệt trên vấn đề quân sự - khá căng thẳng trong những năm qua. Mặc dù sự căng thẳng đó có thuyên giảm sau việc Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm Mỹ đầu năm nay, nhưng bất đồng vẫn còn rất lớn.
Sách Trắng viết: “Mỹ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan, làm cản trở nghiêm trọng đến quan hệ Trung - Mỹ”. Đại tá Geng Yansheng phát biểu, Trung – Mỹ cần tôn trọng lợi ích cốt lõi của nhau - đối với phía Trung Quốc, lợi ích đó bao gồm cả vấn đề Đài Loan: “Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Mỹ, dựa trên sự tôn trọng, lòng tin, bình đẳng và lợi ích chung”.
Sách Trắng lần đầu tiên có một chương riêng biệt về xây dựng lòng tin trong vấn đề quân sự, nhấn mạnh việc tư vấn quốc phòng, huấn luyện chung và trao đổi giữa các đơn vị ở biên giới. Mỹ và một số nước láng giềng của Trung Quốc thỉnh thoảng vẫn bày tỏ sự quan ngại của họ về mục đích cuối cùng của việc Trung Quốc hiện đại hoá quân sự. Nhưng sách Trắng khẳng định rằng, các nước không có gì phải lo ngại. Trung Quốc cho rằng sách Trắng này nhằm mục đích tăng cường tính minh bạch quân sự của Trung Quốc. Sách Trắng viết, các lực lượng vũ trang của Trung Quốc được hiện đại hoá chỉ nhằm bảo vệ đất nước: Trung Quốc có chiến lược “tấn công chỉ khi bị tấn công”.
Hiện Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có 2,3 triệu lính, là quân đội thường trực lớn nhất thế giới. Năm nay chi quốc phòng chính thức của Trung Quốc tăng 12,7%, lên 601 tỉ nhân dân tệ (91,5 tỉ USD) - lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Tuy nhiên, một số nhà phân tích phương Tây cho rằng, chi quốc phòng thực tế của Trung Quốc lớn hơn nhiều so với con số công bố.
Theo Báo Laodong
“Tôi rất cảm kích trước tình cảm mà Việt Nam dành cho người dân Nhật Bản sau thảm họa sóng thần. Bất chấp thời tiết mưa phùn, buốt giá, rất đông người Việt Nam, từ các cấp lãnh đạo cho đến người dân, đã đến Đại sứ quán Nhật tại Hà Nội ghi sổ tang và gửi tiền quyên góp cho các nạn nhân Nhật Bản” - Đại sứ Nhật tại Việt Nam Yasuki Tanizaki chia sẻ với PV Lao Động.
Theo KBS và TTXVN, ngày 29-3, các chuyên gia địa chất và động đất của Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên đã gặp nhau để thảo luận về chương trình nghiên cứu chung các hoạt động của núi lửa Bếch-đu, ngọn núi cao nhất trên bán đảo Triều Tiên.
NATO sẽ chỉ huy toàn bộ chiến dịch quân sự tại Li-bi Theo ITAR-TASS, ngày 28-3, với sự trợ giúp bằng sức mạnh tiến công dữ dội của lực lượng không quân liên quân, phe đối lập ở Li-bi đã chiếm được TP Xơ-tê, quê hương của Tổng thống Li-bi M.Ca-đa-phi, nằm cách Thủ đô Tơ-ri-pô-li 600 km về phía đông.
Sự cố hạt nhân tại Nhà máy điện Fukushima Dai-i-chi đang ngày càng nghiêm trọng khi nồng độ phóng xạ bị rò rỉ trong nước từ một lò phản ứng tại nhà máy đã cao gấp 10 triệu lần so với bình thường. Phóng xạ trong nước biển Fukushima cũng vượt giới hạn 1.850 lần (trong khi trước đó một ngày thì mới chỉ cao gấp1.250 lần).
Đã tròn 100 ngày kể từ khi nổ ra bạo động ở Tunisia, mở màn chuỗi nổi dậy và bạo động ở Bắc Phi và Trung Đông. Đánh giá tổng quát về giai đoạn này, Tân Hoa xã cho rằng hàng ngàn thường dân vô tội là nạn nhân đáng thương nhất.
Trong một tuyên bố chung được công bố chỉ một ngày trước khi diễn ra hội nghị quốc tế về Libya tại London, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Anh David Cameron ngày 28/3 khẳng định nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi phải ra đi ngay lập tức, đồng thời kêu gọi những người trung thành với ông Gaddafi rời bỏ ông "trước khi quá muộn."