Chỉ duy nhất 1 người sống sót trong số 33 người trên khoang sau khi chiếc máy bay chở nhân viên LHQ rơi ở Congo hôm qua.

d
Hai thành phố Kisangani và Kinshasa ở Congo.

Người đứng đầu lực lượng gìn giữ hoà bình của LHQ, ông Alain Le Roy cho phóng viên báo giới hay, hiện chưa có thông tin cụ thể về người duy nhất còn sống, chỉ biết rằng người này đã được đưa tới bệnh viện sau vụ tai nạn ở thành phố Kinshasa, Congo.

Theo ông Le Roy, nguyên nhân gây ra vụ tai nạn vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, các nhà điều tra cho rằng, gió lớn có thể là lý do khiến máy bay không thể hạ cánh. Máy bay bị rơi và vỡ trước khi đáp xuống đường băng ở sân bay Kinshasa.

Văn phòng Lực lượng gìn giữ hoà bình của LHQ tại New York cho biết, chiếc máy bay gặp nạn là loại máy bay chở khách nhỏ CRJ-100, trên khoang chủ yếu là nhân viên LHQ, trong đó có cả lực lượng gìn giữ hoà bình. Ông Le Roy xác nhận có 4 thành viên phi hành đoàn và 29 hành khách, trong đó bao gồm một số nhân viên của các tổ chức phi chính phủ.

Một quan chức cao cấp giấu tên của Congo cho hay, chiếc máy bay xấu số đang thực hiện hành trình từ thành phố Kisangani tới Kinshasa.

Hội đồng Bảo an LHQ hôm qua đã gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình những người thiệt mạng. Đại sứ Mỹ tại LHQ Susan Rice ra một tuyên bố riêng cho biết "sự mất mát này là một thảm kịch đối với LHQ".

Phái đoàn LHQ tại Congo (MONUSCO) có hơn 19 nghìn binh sĩ thực hiện sứ mệnh gìn giữ hoà bình, chịu trách nhiệm bảo vệ dân thường tại quốc gia Trung Phi bị tàn phá trong các vụ bạo lực của vô số các nhóm phiến quân và dân quân. Theo tính toán, từ năm 1998 tới 2003 đã có khoảng 5 triệu người thiệt mạng trong cái gọi là "chiến tranh thế giới ở Châu Phi" tại đất nước này.

Hiện có rất ít tuyến đường đi qua Congo sau nhiều thập kỷ chiến tranh và tham nhũng, buộc người dân của đất nước nghèo khó phải dựa vào phương tiện giao thông là những chiếc máy bay và tàu thuyền tồi tàn.

Congo là một trong những nước có nhiều kỷ lục nhất thế giới về tai nạn hàng không. Quy định an toàn của đất nước Trung Phi này nổi tiếng là lỏng lẻo.

Một số hình ảnh của vụ tai nạn:

e
 
d
 
d
 
d
 
 
                                                                         Theo Báo Laodong
 

Các tin khác

Những hình ảnh mới nhất về nhà máy điện hạt nhân Fukushima I
Những người biểu tình chống chính phủ hô vang khẩu hiệu yêu cầu Tổng thống Yemen từ chức.
Không có hình ảnh

Tình hình Trung Đông-Bắc Phi: Làn sóng biểu tình tiếp diễn

Những cuộc biểu tình lại sôi động trên toàn vùng Trung Đông và Bắc Phi ngày thứ Sáu, đặc biệt là tại Syria - nơi ít nhất 4 người thiệt mạng khi làn sóng biểu tình mới chống chính phủ trên cả nước biến thành bạo động.

Mười nhân viên LHQ chết khi trụ sở bị tấn công

Cảnh sát Afghanistan cho biết, ngày 1/4, mười nhân viên làm việc tại Văn phòng Liên Hiệp quốc ở thành phố Mazar-i-Sharif phía Bắc Afghanistan đã thiệt mạng khi một nhóm người biểu tình tấn công vào văn phòng này nhằm phản đối vụ một mục sư người Mỹ đốt kinh Koran của người Hồi giáo.

Nhật Bản: Dữ liệu phóng xạ không chính xác?

Ngày 1.4, Uỷ ban An toàn công nghiệp và hạt nhân Nhật Bản (NISA) yêu cầu Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) kiểm tra lại toàn bộ các kết quả xét nghiệm phóng xạ có trong các mẫu phẩm không khí, nước biển và nước ngầm.

Cựu điệp viên CIA viết truyện về thế giới điệp viên

5 năm sau khi giải nghệ, nữ điệp viên của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) Valerie Plame quyết định dấn thân vào nghiệp văn chương. Thể loại mà cô lựa chọn là truyện trinh thám giả tưởng và chuyện về các điệp viên.

Thêm dấu hiệu về mức độ ô nhiễm phóng xạ nghiêm trọng ở Fukushima

Thêm nhiều dấu hiệu cho thấy mức độ ô nhiễm phóng xạ nghiêm trọng trong và gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima I được phát hiện - báo Nhật hôm nay dẫn thông báo xác nhận, cùng lúc có khuyến nghị chính phủ mở rộng đáng kể khu vực sơ tán.

Trung Quốc không theo đuổi chính sách bành trướng

Trong sách Trắng quân sự công bố ngày 31.3, quân đội Trung Quốc cam kết xây dựng lòng tin với các nước láng giềng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục