Ngày 1.4, Uỷ ban An toàn công nghiệp và hạt nhân Nhật Bản (NISA) yêu cầu Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) kiểm tra lại toàn bộ các kết quả xét nghiệm phóng xạ có trong các mẫu phẩm không khí, nước biển và nước ngầm.

 

s
TEPCO thừa nhận có vẻ chương trình máy tính phân tích các dữ liệu phóng xạ bị mắc lỗi.

Theo NISA, những kết quả đo phóng xạ vào các ngày 30 - 31.3 không đáng tin cậy. Bản thân TEPCO cũng thừa nhận rằng, có vẻ như chương trình máy tính được sử dụng phân tích các dữ liệu phóng xạ thu được đã bị mắc lỗi.

Theo NISA, thậm chí có khả năng sẽ phải rò xét lại toàn bộ dữ liệu phóng xạ thu được kể từ thảm hoạ động đất - sóng thần hôm 11.3 để nắm bắt được chính xác thực trạng rò rỉ phóng xạ.

Ngày 31.3, người phát ngôn của TEPCO thông báo phát hiện nước ngầm bên dưới Nhà máy hạt nhân Fukushima bị nhiễm phóng xạ gấp tới 10 nghìn lần so với quy định. Phóng xạ iodine-131 được tìm thấy sâu dưới lòng đất gần 15m, bên dưới một trong những lò phản ứng. Tuy nhiên, lượng phóng xạ này chưa bị nhiễm vào nguồn nước tiêu dùng.

Theo các chuyên gia, nếu không có biện pháp đối phó kịp thời, phóng xạ iodine-131 trên có thể nhanh chóng nhiễm vào nguồn nước tiêu dùng theo 2 đường: Ngấm vào các giếng ngầm quanh khu vực nhiễm xạ và theo cống ngầm chảy ra sông được sử dụng làm nước sinh hoạt.

Ngày 1.4, TEPCO tiến hành rải nhựa thông để hạn chế sự phán tán của các chất phóng xạ từ Nhà máy Fukushima. Theo đó, một robot điều khiển từ xa mượn của quân đội Mỹ được dùng để xịt nhựa thông lên khoảng 80.000m2 trong tổng diện tích 120.000m2 của nhà máy trên, để ngăn bụi và cát không bay ra ngoài các khu đất lấn biển hoặc đất cải tạo. Chiến dịch này có thể kéo dài khoảng 2 tuần.

Trong một diễn biến khác, ngày 31.3, Thủ tướng Naoto Kan khẳng định, Nhật cần phải xem lại chính sách năng lượng dài hạn, trong đó chủ yếu dựa vào năng lượng hạt nhân nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng năng lượng của quốc gia. Có thể chính phủ sẽ nắm vai trò quản lý chặt hơn nữa trong các doanh nghiệp hạt nhân. Tờ Mainichi ngày 1.4 đưa tin, Chính phủ Nhật đang có kế hoạch sẽ nắm quyền kiểm soát TEPCO, song khó có khả năng chính phủ sẽ nắm giữ hơn 50% số cổ phần của Cty này.

 

                                           Theo LaoDong

Các tin khác


Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Liên đoàn Arab thống nhất lập trường chung về Gaza

Trong cuộc họp ở thủ đô Manama của Bahrain, Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Arab đã nỗ lực để đạt được lập trường chung về vấn đề Gaza trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) vào ngày 16/5.

Người học vấn cao xin làm nhân viên tang lễ khi Trung Quốc khan hiếm việc làm

Công việc nhân viên hỏa táng thuộc nhóm nghề có mức lương tốt và ổn định nên đang thu hút sự quan tâm của người trẻ Trung Quốc, dù tốt nghiệp trái ngành ở nhiều trường đại học danh tiếng.

Xung đột Hamas - Israel: Dân thường Israel thiệt mạng do đạn bắn từ Liban

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Quân đội Israel (IDF) ngày 14/5 thông báo 1 người dân đã thiệt mạng và 5 quân nhân bị thương do đạn chống tăng bắn từ phía Liban trúng vào khu dân cư Adamit của Israel nằm sát biên giới.

Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Donald Trump gia tăng ưu thế tại các bang chiến địa

Ngày 14/5, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa tiếp tục gia tăng ưu thế tại hầu hết các bang "chiến địa" quan trọng trước đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục