Các kỹ sư Nhật Bản đã buộc phải thải nước nhiễm xạ ra biển Thái Bình Dương trong khi áp dụng các biện pháp để tìm nguồn rò rỉ nước phóng xạ từ tổ hợp điện hạt nhân Fukhushima. Cùng lúc, chính phủ thông báo đã xác nhận 19 người nước ngoài thiệt mạng.
Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) điều hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima I bắt đầu xả khoảng 11.500 tấn nước vào đại dương vào cuối ngày hôm qua. Chính phủ Nhật Bản nói sự kiện này không đề ra mối nguy hiểm lớn cho sức khỏe.
Theo giải thích của tập đoàn TEPCO, việc tháo xả hơn 11 tấn nước bị nhiễm phóng xạ này không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Bởi vì một người lớn chỉ hứng chịu mức độ phóng xạ khoảng 0,6 millisievert trong một năm nếu tiêu thụ hàng ngày các loại tảo và hải sản trong vùng. Trong môi trường tự nhiên, con người bị phóng xạ ở mức 2,4 millisievert mỗi năm.
Khối lượng nước này, có mức phóng xạ cao khoảng gấp 100 lần mức cho phép chính thức ở Nhật Bản, được thu thập tại nhiều khu vực bên trong các tòa nhà chứa lò phản ứng.
Quyết định được đưa ra vào lúc TEPCO tiếp tục cố gắng ngăn việc thải nước nhiễm xạ cao gấp 1.000 lần mức cho phép.
Các chuyên viên kỹ thuật đang tiếp tục nỗ lực truy tìm nguồn gốc rò rỉ phóng xạ cao.
Những người điều hành nhà máy muốn loại trừ khối nước này để góp phần làm sạch cơ sở và cung cấp chỗ chứa cho nước có mức phóng xạ cao hơn.
Trước đó, công ty đã dùng phẩm nhuộm để tìm nguồn gốc vụ rò rỉ. TEPCO nghi nước thoát ra qua nhiều kẽ nứt đã tìm thấy trước đây trong hố bảo trì bằng bê tông.
Sau nhiều giờ đồng hồ, nước được nhuộm mầu đã không xuất hiện, khiến TEPCO nghi rằng nước có thể phát xuất từ một nơi nào khác. Công ty đang tiếp tục công cuộc truy tìm nguồn rò rỉ.
Sau thảm hoạ 11/03, toàn bộ hệ thống điện và bơm nước làm nguội của sáu lò phản ứng trong nhà máy bị hỏng. Các thanh nhiên liệu trong bốn lò, từ số 1 đến số 4 bắt đầu bị nóng chảy và gây ra những vụ nổ, hỏa hoạn, nhả khói nhiễm phóng xạ lên không trung.
Để ngăn chặn một thảm họa có thể còn lớn hơn Chernobyl, các lực lượng cứu hỏa, binh sĩ và nhân viên kỹ thuật Nhật Bản ngày đêm bơm nước vào khu tâm lò để làm nguội các thanh nhiên liệu. Do khu nhà máy bị nổ vỡ, khối lượng nước bị nhiễm phóng xạ này tràn ngập phòng máy, các đường hành lang bên trong.
Phát ngôn viên TEPCO cho biết nước trong phòng máy, đặc biệt là ở lò số 2 bị nhiễm phóng xạ cao, với mức độ hơn 1000 millisievert mỗi giờ, rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người.
Do vậy, cần phải hút số nước này vào các bể chứa thì các chuyên gia mới vào được bên trong để khắc phục mạng điện và hệ thống máy bơm làm nguội lò. Thế nhưng, các bể chứa lại đang có nước phóng xạ, cần phải tháo đổ 11.500 tấn nước ra biển để lấy chỗ chứa.
Mặt khác, trong những ngày qua, một khối lượng nước phóng xạ cao ở lò số 2 bị thất thoát ra ngoài và hiện nay, các chuyên gia vẫn đang tìm cách hàn gắn vết nứt giếng.
19 người nước ngoài thiệt mạng
Nhật Bản đã xác nhận về cái chết của 19 người nước ngoài trong thảm hoạ 11/3 ở vùng đông và đông bắc nước này - một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao nước này hôm qua cho biết.
Những nạn nhân trên mang quốc tịch Canada, Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Pakistan, Philippines và Mỹ.
Theo quan chức Bộ Ngoại giao, cảnh sát Nhật Bản đã thông báo những tin liên quan cho gia đình các nạn nhân và cơ quan ngoại giao các nước liên quan.
Quan chức này cho biết thêm còn nhiều người nước ngoài, chủ yếu là người Trung Quốc và Hàn Quốc, vẫn mất tích sau khi xảy ra thảm hoạ kép. Vấn đề là trong quá trình nhận dạng, rất khó phân biệt đâu là người hai nước này trong số các nạn nhân.
Phát hiện nhiều rau nhiễm xạ
Trong khi đó, ngày hôm qua, ở Bangkok (Thái Lan), tại vòng thương lượng về biến đổi khí hậu, đại diện chính quyền Tokyo cho biết thảm họa thiên tai cũng như sự cố hạt nhân Fukushima I sẽ tác động đến chính sách chống biến đổi khí hậu và giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Nhật Bản.
Theo giới chuyên gia thì sự kiện này không chỉ có ảnh hưởng tại Nhật Bản mà còn đối với cuộc đấu tranh chống biến đổi khí hậu trên toàn thế giới.
Theo Dantri
Ngày 3/4, Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh kêu gọi phe đối lập chấm dứt biểu tình để đạt được một giải pháp và tuyên bố sẵn sàng đàm phán chuyển giao quyền lực hòa bình.
Sáng nay, một trận động đất mạnh, mà theo cơ quan động đất Indonesia là có tâm trấn chỉ cách mặt đất 10km, đã làm rung chuyển phía nam nước này, ở khu vực thuộc Ấn Độ Dương. Cảnh báo sóng thần được ban bố, nhưng đã được dỡ bỏ sau đó.
Những cuộc biểu tình lại sôi động trên toàn vùng Trung Đông và Bắc Phi ngày thứ Sáu, đặc biệt là tại Syria - nơi ít nhất 4 người thiệt mạng khi làn sóng biểu tình mới chống chính phủ trên cả nước biến thành bạo động.
Cảnh sát Afghanistan cho biết, ngày 1/4, mười nhân viên làm việc tại Văn phòng Liên Hiệp quốc ở thành phố Mazar-i-Sharif phía Bắc Afghanistan đã thiệt mạng khi một nhóm người biểu tình tấn công vào văn phòng này nhằm phản đối vụ một mục sư người Mỹ đốt kinh Koran của người Hồi giáo.
Ngày 1.4, Uỷ ban An toàn công nghiệp và hạt nhân Nhật Bản (NISA) yêu cầu Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) kiểm tra lại toàn bộ các kết quả xét nghiệm phóng xạ có trong các mẫu phẩm không khí, nước biển và nước ngầm.
5 năm sau khi giải nghệ, nữ điệp viên của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) Valerie Plame quyết định dấn thân vào nghiệp văn chương. Thể loại mà cô lựa chọn là truyện trinh thám giả tưởng và chuyện về các điệp viên.