Kênh truyền hình Al-Jazeera ngày 31/5 dẫn lời người phát ngôn viên Chính phủ Libya, ông Moussa Ibrahim, cho biết các cuộc không kích của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm vào nước này đã làm 718 dân thường thiệt mạng và 4.067 người bị thương.
Hôm 19/3 vừa qua, sau khi Hội đồng Bảo an LHQ thông qua một nghị quyết áp đặt vùng cấm bay tại Libya và cho phép thực thi "mọi biện pháp cần thiết" để bảo vệ dân thường tại Libya, các cường quốc thế giới là Anh, Mỹ và Pháp đã phát động các cuộc tấn công cả trên không và trên biển nhằm vào các lực lượng của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi.
NATO chính thức đảm nhận toàn bộ vai trò chỉ huy và kiểm soát các chiến dịch tại Libya từ tay Mỹ vào ngày 31/3.
Trong một diễn biến có liên quan, ông Ibrahim cùng ngày cho biết ông Gaddafi đã không thảo luận "các chiến lược tìm đường rút lui" với Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma trong chuyến thăm của ông Zuma tới Libya nhằm làm trung gian hòa giải cho cuộc xung đột hiện nay tại nước này.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Ibrahim cho biết các nước phương Tây đang phớt lờ kế hoạch hòa bình của Châu Phi do ông Zuma ủng hộ, theo đó kêu gọi chấm dứt ngay lập tức các hành động thù địch, tiếp theo là một giai đoạn chuyển giao và đối thoại chính trị./.
Theo TTXVN
Hai công nhân từ nhà máy hạt nhân Fukushima I, Nhật Bản đã bị nhiễm i-ốt phóng xạ ở mức độ cao khiến họ lo ngại về tình trạng sức khỏe lâu dài.
Ngày 29-5, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức cuộc họp báo về việc ngày 26-5, tàu hải giám của Trung Quốc đã cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) khi tàu Bình Minh 02 đang khảo sát địa chấn trong thềm lục địa của Việt Nam.
Dư luận lo rằng các chất phóng xạ có thể chảy theo nước mưa từ đất liền ra Thái Bình Dương
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 27/5 tuyên bố nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi phải ra đi. Tính đến nay, đây là lời kêu gọi mạnh mẽ nhất của Mátxcơva đối với ông Gaddafi.
Theo các nguồn tin nước ngoài, ngày 27-5, Hội nghị cấp cao Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G8) tiếp tục họp trong ngày thứ hai ở khu nghỉ mát Ðô-vin, miền nam Pháp. Các nhà lãnh đạo dự hội nghị đã tập trung thảo luận chủ đề chính là việc phát triển quan hệ đối tác với châu Phi.
Ðó là cuốn sách ghi lại những hồi ức của các chuyên gia năng lượng Nga, những người từng cống hiến sức lực, tuổi trẻ và tâm huyết của mình góp phần xây dựng những công trình thủy điện, nhiệt điện tại Việt Nam. Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Nga-Việt, Trưởng đoàn cựu chuyên gia năng lượng Nga sang thăm Việt Nam A.Pa-đây-ép đã ví cuốn hồi ức tượng trưng cho ngọn lửa của tình hữu nghị Nga-Việt và tình cảm, sự gắn bó thủy chung son sắt giữa nhân dân hai nước sẽ mãi rực rỡ như ánh điện của công trình thủy điện Hòa Bình.