Tàu tuần tra Haixun 31 của Trung Quốc vừa rời Quảng Đông. Trên hành trình đến thăm Singappore, tàu này qua các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tàu tuần tra Haixun 31 của Trung Quốc vừa rời Quảng Đông. Trên hành trình đến thăm Singappore, tàu này qua các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bộ Ngoại giao Philippines sẽ trình lên Liên hợp quốc một bản báo cáo về các hành động của Trung Quốc trên vùng nước mà Manila tuyên bố có chủ quyền ở Biển Đông.

 

Tờ Sun Star của quốc đảo dẫn lời một quan chức phủ tổng thống Philippines cho biết văn bản này đang được Bộ Ngoại giao chuẩn bị

"Cần nhanh chóng trình lên Liên hợp quốc", ông Ricky Carandang, người đứng đầu cơ quan phát triển và chiến lược truyền thông thuộc phủ tổng thống, nói hôm qua.

Carandang nói thêm rằng Philippines sẽ trình một văn bản khác lên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), bởi các vụ việc đã và đang diễn ra cần được thông tin "giữa các nước láng giềng ASEAN của chúng ta".

Được hỏi về khả năng nhanh chóng giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, Carandang nhận xét rằng hiện còn quá sớm để có thể đi đến một thỏa thuận với các bên liên quan. Tương tự, Philippines cho rằng hiện nay cũng không phải là thời điểm thích hợp để theo đuổi một cơ chế thăm dò tài nguyên chung với các bên tranh chấp ở Trường Sa

Trước đó, cựu chủ tịch hạ viện Philippines Jose de Venecia đề nghị Tổng thống Bengino Aquino gác lại tranh chấp chủ quyền để cùng tham gia khai thác tài nguyên với các nước cũng có tuyên bố chủ quyền như Việt Nam và Trung Quốc.

Tuần trước, khi phát biểu tại Manila, đại sứ Trung Quốc Lưu Kiến Siêu tuyên bố các nước liên quan nên ngừng khai thác dầu mỏ ở Trường Sa, và cần tham vấn Trung Quốc trước khi có bất cứ hoạt động nào trong lĩnh vực này. Ông Lưu nói Trung Quốc để ngỏ khả năng khai thác chung.

Tuy nhiên tuyên bố của ông Lưu làm dấy lên những lời phản đối từ các bên liên quan. Một số chuyên gia bình luận rằng Trung Quốc muốn nhảy vào "cùng khai thác" tại những nơi không thuộc quyền chủ quyền của họ, mà là của nước khác.

Trước việc Trung Quốc cử tàu tuần tra lớn nhất của họ vào Biển Đông, đi qua các quần đảo tranh chấp trong đó có Trường Sa, Bộ Quốc phòng Philippines, trên tờ Inquirer, cho biết họ sẽ theo dõi sát sao hoạt động của tàu này. Tuy nhiên Manila cũng nhấn mạnh rằng Haixun 31 của Trung Quốc không phải là tàu quân sự, và quân đội Philippines vì thế cũng chưa có kế hoạch điều động tàu hải quân nào.

                                                               Theo VnExpress

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Hải quân Mỹ trên tàu USS Monterey.
Không có hình ảnh

Biểu tình biến thành bạo động, Hy Lạp tuyên bố lập chính phủ mới

Thủ tướng Hy Lạp vừa tuyên bố sẽ thành lập chính phủ mới, khi ông nỗ lực giành sự ủng hộ cho các biện pháp khắc khổ mà chính phủ hiện hành đưa ra, giữa lúc biểu tình phản đối những biện pháp này đã biến thành bạo động ở thủ đô Athens.

Ba tàu chiến Mỹ tham gia tập trận với Philippines

Ba chiến hạm của Mỹ và 4 tàu hải quân Philippines sẽ tham gia cuộc tập trận chung bắt đầu vào cuối tháng này ở Biển Sulu.

"Cuộc chiến Libya không có giới hạn về thời gian"

Hãng thông tấn PA (Anh) dẫn lời người đứng đầu các lực lượng vũ trang Anh, Tướng David Richards khẳng định không có giới hạn về thời gian đối với sự can dự của Anh tại Libya.

Lặn tìm xác Bin Laden

Ông Bill Warren, một thợ lặn chuyên nghiệp 59 tuổi, vừa tuyên bố sẽ lặn xuống Ấn Độ Dương truy tìm xác của Bin Laden vào tháng tới.

NATO quyết tâm “dứt điểm” chiến dịch Libya trong tháng 6

Các nước thành viên của NATO đang quyết tâm “kết thúc chiến dịch Libya” trong tháng 6 này và hiện nay, đợt tấn công thứ 3 đã bắt đầu - các quan chức NATO hôm qua thông báo, cùng ngày Đức trở thành nước mới nhất công nhận phe nổi dậy ở Libya.

Ba Lan-Mỹ thỏa thuận triển khai máy bay quân sự

Ngày 13/6, Ba Lan và Mỹ đã ký thỏa thuận cho phép Washington triển khai các máy bay và binh lính thuộc lực lượng Không quân Mỹ tại Ba Lan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục