Các nhà lãnh đạo EU đạt được thỏa thuận về cơ chế ổn định châu Âu để thay thế cơ chế tạm thời hiện nay sẽ hết hạn vào giữa năm 2013 nhằm đảm bảo cho Liên minh châu Âu có khả năng tự bảo vệ và tránh được những cuộc khủng hoảng nợ tương tự đang diễn ra tại Hy Lạp.

 

Vấn đề giải quyết cuộc khủng hoảng nợ đang diễn ra tại Hy Lạp và có nguy cơ lan tới khu vực đồng tiền chung châu Âu là một trong những chủ đề trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU).

Nhiều quyết định quan trọng đã được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) sau 2 ngày (từ ngày 23 đến 24/6) làm việc với sự tham dự của nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ 27 nước thành viên. Sau phiên bế mạc diễn ra chiều 24/6 ở Brussels, Bỉ, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso đã có bài phát biểu tại cuộc họp báo kết thúc hội nghị.

Theo đó, hội nghị lần này đã thông qua nhiều quyết định mang tính ảnh hưởng lâu dài như quyết định về chính sách kinh tế, chính sách nhập cư, chính sách láng giềng phía Nam của EU… Vấn đề giải quyết cuộc khủng hoảng nợ đang diễn ra tại Hy Lạp và có nguy cơ lan tới khu vực đồng tiền chung châu Âu là một trong những chủ đề trọng tâm của hội nghị lần này.

Theo đó, EU thống nhất về nguyên tắc giải ngân khoản tiền trị giá 12 tỷ euro tiếp theo trong gói cứu trợ khẩn cấp 110 tỷ euro dành cho Hy Lạp (được thông qua năm 2010); đồng thời sẽ dành cho nước này một gói cứu trợ mới trị giá khoảng 100 tỷ euro với điều kiện Quốc hội Hy Lạp phải thông qua một gói biện pháp liên quan đến chính sách "thắt lưng buộc bụng". Hy Lạp sẽ phải tiết kiệm chi tiêu 28 tỷ euro trong vòng 5 năm tới theo thỏa thuận đạt được với EU và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hôm 24/6.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso và một số đại biểu tham dự Hội nghị thượng đỉnh EU.

Các nhà lãnh đạo EU cũng đạt được thỏa thuận về cơ chế ổn định châu Âu để thay thế cơ chế tạm thời hiện nay sẽ hết hạn vào giữa năm 2013 nhằm đảm bảo cho Liên minh châu Âu có khả năng tự bảo vệ và tránh được những cuộc khủng hoảng nợ tương tự đang diễn ra tại Hy Lạp.

Việc tái khẳng định không gian đi lại tự do Schengen được coi là thành tựu quan trọng của EU cho dù sẽ có một điều khoản bổ sung vào hiệp ước này - các quốc gia trong trường hợp khẩn cấp (theo hệ thống đánh giá và giám sát của EU) có quyền thiết lập các trạm kiểm soát tại biên giới của mình. 27 quốc gia thành viên EU cũng đồng ý để Croatia gia nhập khối và cử Thống đốc Ngân hàng Trung ương Italia, ông Mario Draghi giữ chức Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Van Rompuy nhấn mạnh, EU sẽ tiếp tục đóng vai trò chủ chốt trong quá trình phát triển mang tính lịch sử đang diễn ra tại Bắc Phi và Trung Đông và Liên minh châu Âu đang cùng với các đối tác quốc tế chuẩn bị quá trình chuyển giao dân chủ tại Libya. Ngoài ra, Liên minh châu Âu cũng ra tuyên bố lên án chính quyền Syria về cách thức đối phó với tình trạng bạo động hiện nay ở nước này, đồng thời hối thúc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua một nghị quyết lên án tương tự

 

                                                                                   Theo CAND

Các tin khác

Tàu hải tuần 31 của Trung Quốc đậu tại Singapore ngày 20-6 - Ảnh: Reuters
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Đằng sau chính sách hai không của Trung Quốc ở Biển Đông

Trung Quốc luôn khăng khăng rằng tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết thông qua đàm phán song phương, và đã phát triển chính sách "hai không" liên quan đến giải quyết tranh chấp ở Biển Đông: Không đàm phán đa phương, và không "quốc tế hóa".

Nhật Bản: Động đất/sóng thần gây thiệt hại gần 210 tỷ USD

Trong báo cáo công bố hôm qua, Chính phủ Nhật Bản ước tính thiệt hại sau thảm họa động đất và sóng thần hôm 11/3 là vào khoảng 16.900 tỷ yen, tương đương với gần 210 tỷ USD, chưa bao gồm thiệt hại do sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I.

Trung Quốc mở hàng loạt trường tình báo

(HBĐT) - Trung Quốc đã mở hàng loạt trường tình báo kể từ đầu năm nay trong một nỗ lực nhằm đẩy mạnh công tác huấn luyện và tuyển dụng các nhân viên tình báo.

Mỹ sẽ không để xảy ra chiến tranh ở Biển Đông

Ngày 23/6, khi đánh giá về tình hình an ninh ở khu vực Thái Bình Dương cũng như tình hình tại biển Đông, Tướng Gary L. North, Tư lệnh Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ, hiện đang ở thăm Philippines, nói với báo giới rằng không nên để cho tình hình căng thẳng chính trị xung quanh vấn đề tranh chấp Biển Đông dẫn tới chiến tranh, đồng thời ông khẳng định rằng Washington ủng hộ Manila trên cơ sở Hiệp định phòng thủ chung hiện nay.

Tiếp tục các nỗ lực vì hòa bình và phát triển

Tổng Thư ký LHQ Ban Ki Mun vừa chính thức đắc cử nhiệm kỳ hai trong cuộc bỏ phiếu của Ðại hội đồng LHQ tại Niu Oóc (Mỹ). Với cam kết dẫn dắt tổ chức lớn nhất hành tinh này trở thành "người xây cầu nối" giữa các quốc gia thành viên và với các đối tác toàn cầu, ông Ban Ki Mun được cộng đồng quốc tế ủng hộ để tiếp tục các nỗ lực còn dang dở, vì hòa bình và phát triển trên toàn thế giới.

Lần đầu tiên châu Á vượt châu Âu về số triệu phú

Lần đầu tiên số triệu phú châu Á đã vượt qua châu Âu và theo giới phân tích, chỉ trong vài năm nữa, châu Á sẽ vượt qua cả Mỹ về số triệu phú để trở thành châu lục có nhiều triệu phú nhất thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục