Tổng thống Philippines Benigno Aquino (phải) tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt ngày 23/5/2011
Ngày 23/6, khi đánh giá về tình hình an ninh ở khu vực Thái Bình Dương cũng như tình hình tại biển Đông, Tướng Gary L. North, Tư lệnh Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ, hiện đang ở thăm Philippines, nói với báo giới rằng không nên để cho tình hình căng thẳng chính trị xung quanh vấn đề tranh chấp Biển Đông dẫn tới chiến tranh, đồng thời ông khẳng định rằng Washington ủng hộ Manila trên cơ sở Hiệp định phòng thủ chung hiện nay.
Ông North nói rằng Washington và Manila có mối quan hệ vững chắc và hy vọng tranh chấp trên Biển Đông sẽ không bao giờ dẫn tới giao tranh.
Ông đã kêu gọi các nước cùng tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông phải minh bạch và tôn trọng các đường biên giới quân sự.
Ông cho biết Chính phủ Mỹ sẽ không chỉ theo dõi sát diễn biến căng thẳng giữa các nước đòi chủ quyền ở Biển Đông mà còn theo dõi diễn biến liên quan tới các hoạt động dân sự, thương mại, phát triển công nghiệp, tội phạm xuyên quốc gia như cướp biển, buôn người và đánh bắt cá bất hợp pháp ở khu vực Thái Bình Dương.
Ông North bày tỏ hy vọng tình hình ở Biển Đông sẽ không leo thang và không có sự thù địch. Các nước tranh chấp phải sử dụng khả năng của mình để tiến hành đối thoại và ngăn chặn xung đột leo thang.
Trong khi đó, Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Không quân Philippines Eduardo Oban nói rằng các lực lượng vũ trang Philippines có nhiệm vụ bảo vệ các vùng lãnh thổ mà nước này tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, song tình hình căng thẳng cần phải được giải quyết hòa bình và thông qua ngoại giao. Dù có hay không có mối đe dọa từ bên ngoài, Philippines vẫn phải tăng cường và nâng cấp khả năng bảo vệ quyền lãnh thổ và biển đảo của mình./.
Theo TTXVN
Tổng thống Mỹ Barack Obama dự kiến sẽ rút 10.000 quân khỏi Afghanistan trong vòng một năm. Trong số này, 5.000 quân sẽ về nước vào mùa hè này và số còn lại được rút vào cuối năm hoặc đầu năm sau.
Indonesia sẽ ngừng cho phép các công dân nước này đi làm giúp việc tại Ả-rập Xê-út sau khi một nữ giúp việc Indonesia bị hành quyết vì tội giết người hồi tuần trước.
Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou đã vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm với kết quả sít sao 155 phiếu thuận, 143 phiếu chống và 2 phiếu trắng. Với thắng lợi “nghẹt thở” này, ông G.Papandreou có thể tiếp tục theo đuổi những cải cách kinh tế quan trọng để đổi lấy gói cứu trợ mới giúp Hy Lạp. Quan trọng hơn, thắng lợi trên còn giúp châu Âu thở phào nhẹ nhõm trong bối cảnh bóng ma nợ công đang nhăm nhe nuốt chửng lục địa già.
Thêm một dấu hiệu cho thấy những bất đồng trong nội bộ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) xung quanh sứ mệnh tại Libya, ngày 22/6, Italy đã kêu gọi liên quân ngừng các hành vi thù địch để tạo hành lang an toàn cho các hoạt động nhân đạo.
Ngay sau phát biểu của ông Su Hao, Phó Giám đốc trung tâm nghiên cứu quốc tế của Đại học Ngoại giao Bắc Kinh về tuyên bố chủ quyền cũng như chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông, nhiều học giả quốc tế đã lên tiếng phản bác nhất là những lập luận không đúng dưới cái gọi là "cơ sở lịch sử" của tuyên bố chủ quyền "đường lưỡi bò".
Đại sứ Indonesia tại Mỹ Dino Patti Djalal cho rằng các bên có tranh chấp lãnh hải ở biển Đông cần đưa thêm những nước khác vào tiến trình giải quyết cuộc tranh chấp này