(HBĐT) - Trung Quốc đã mở hàng loạt trường tình báo kể từ đầu năm nay trong một nỗ lực nhằm đẩy mạnh công tác huấn luyện và tuyển dụng các nhân viên tình báo.
Tuần trước, Trung Quốc đã khai trương Trường tình báo quốc gia thứ 8 trong khuôn viên Đại học Hồ Nam ở thành phố Trường Sa, miền trung Trung Quốc. Kể từ tháng 1, hàng loạt ngôi trường tương tự đã được mở bên trong các trường đại học ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Tây An, Thanh Đảo và Cáp Nhĩ Tân.
Động thái này diễn ra giữa những lo ngại của phương Tây và quy mô và bề rộng của hoạt động thu nhập thông tin tinh báo của Trung Quốc. Cơ quan tình báo MI5 của Anh từng nói rằng chính phủ Trung Quốc tạo ra “một trong những mối đe dọa tình báo nghiêm trọng nhất với Anh”.
Các ngôi trường mới nhằm biến đổi và hiện đại hóa các dịch vụ tình báo của Trung Quốc, đào tạo ra các gián điệp được huấn luyện về các phương pháp thu thập thông tin và phân tích mới nhất. Mỗi ngôi trường sẽ tuyển khoảng 30-50 học viên mỗi năm trong tiến trình tuyển chọn khắt khe.
Các cơ quan tình báo phương Tây, trong đó có MI5, cũng có những nỗ lực tương tự nhằm cải thiện khả năng phân tích và sử dụng công nghệ của các gián điệp.
Mỹ có một dự án tương tự, mang tên Chương trình đào tạo an ninh quốc gia, vốn được thành lập sau cuộc chiến đầu tiên tại vùng Vịnh nhằm thúc đẩy việc đào tạo văn hóa và ngôn ngữ cho các gián điệp Mỹ.
Chương trình đào tạo của Trung Quốc bătns đầu năm 2008 với việc thành lập trường tình báo đầu tiên tại Đại học Nam Kinh. Ngôi trường thứ 2 được thành lập tại tỉnh Quảng Đông vào cuối năm ngoái và chương trình giờ đây đã được thúc đẩy mạnh mẽ.
“Việc thành lập một ngôi trường tình báo tại Fudan là nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách về các kỹ năng đặc biệt nhằm thực hiện công tác tình báo trong thời đại mới”, một phát ngôn viên tại Đại học Fudan ở Thượng Hải, nói.
“Trường sẽ sử dụng các nguồn nhân lực trong các lĩnh vực xã hội học, báo chí, quản lý, luật và khoa học máy tính sẵn có của Fudan và sau đó huấn luyện cho các học viên về công tác tình báo”, phát ngôn viên nói thêm.
Tuy nhiên, Đại học Fudan không tiết lộ địa điểm của ngôi trường tình báo và các sinh viên tại trường phần lớn cũng không được biết về sự tồn tại của ngôi trường này.
“Trung Quốc không có nhiều người tài trong các cơ quan tình báo. Vì thế chúng tôi cần mở các khóa đào tạo chuyên sâu để đáp ứng nhu cầu này”, Cao Shujin, phó hiệu trường Trường tình báo quốc gia Zhongshan, nói.
“Sau khi các sinh viên học xong một năm về quản lý thông tin, họ có thể chuyển sang trường tình báo. Chúng tôi chưa quyết định tiến trình tuyển chọn chính xác”, ông Cao nói.
Tuy nhiên, ông Cao cũng nói thêm rằng phương Tây không có gì phải lo ngại về các ngôi trường mới. “Đây không giống như những thay đổi trong quân đội. Chúng tôi chỉ cung cấp các kỹ năng cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu mà thôi”.
Theo Dantri
Nhà lãnh đạo Libya, Đại tá Muammar Gaddafi vừa lên tiếng cáo buộc lực lượng đa quốc gia NATO giết người.
Tổng thống Mỹ Barack Obama dự kiến sẽ rút 10.000 quân khỏi Afghanistan trong vòng một năm. Trong số này, 5.000 quân sẽ về nước vào mùa hè này và số còn lại được rút vào cuối năm hoặc đầu năm sau.
Indonesia sẽ ngừng cho phép các công dân nước này đi làm giúp việc tại Ả-rập Xê-út sau khi một nữ giúp việc Indonesia bị hành quyết vì tội giết người hồi tuần trước.
Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou đã vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm với kết quả sít sao 155 phiếu thuận, 143 phiếu chống và 2 phiếu trắng. Với thắng lợi “nghẹt thở” này, ông G.Papandreou có thể tiếp tục theo đuổi những cải cách kinh tế quan trọng để đổi lấy gói cứu trợ mới giúp Hy Lạp. Quan trọng hơn, thắng lợi trên còn giúp châu Âu thở phào nhẹ nhõm trong bối cảnh bóng ma nợ công đang nhăm nhe nuốt chửng lục địa già.
Thêm một dấu hiệu cho thấy những bất đồng trong nội bộ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) xung quanh sứ mệnh tại Libya, ngày 22/6, Italy đã kêu gọi liên quân ngừng các hành vi thù địch để tạo hành lang an toàn cho các hoạt động nhân đạo.
Ngay sau phát biểu của ông Su Hao, Phó Giám đốc trung tâm nghiên cứu quốc tế của Đại học Ngoại giao Bắc Kinh về tuyên bố chủ quyền cũng như chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông, nhiều học giả quốc tế đã lên tiếng phản bác nhất là những lập luận không đúng dưới cái gọi là "cơ sở lịch sử" của tuyên bố chủ quyền "đường lưỡi bò".