Nga hôm qua đã thử thành công tên lửa xuyên lục địa mới mà Mátxcơva gọi là nền móng cho kho vũ khí hạt nhân của nước này trong thập kỷ tới - Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Đại tá Igor Konashenkov, xác nhận tên lửa Bulava được phóng đi từ tàu ngầm nguyên tử Yuri Dolgoruki hoạt động trên biển Baren.
Theo người phát ngôn, đây là lần đầu tiên trong khuôn khổ chương trình thử nghiệm thiết kế - bay loại tên lửa này, vụ phóng được thực hiện từ tàu ngầm nguyên tử Yuri Dolgoruki ở trạng thái chìm dưới mặt nước.
Trước đây, các vụ phóng tên lửa Bulava đều được tiến hành từ tàu ngầm Dmitry Donskoy.
Nếu Bulava được phóng thành công 5 lần trong năm nay, nó có thể sẽ được chính thức trang bị cho Hải quân Nga vào muộn nhất là đầu năm tới.
Tính đến thời điểm này, quân đội Nga đã thực hiện tổng cộng 15 vụ phóng tên lửa Bulava, trong đó có 7 lần phóng thành công. Lần phóng gần đây nhất là ngày 29/10/2010. Trong năm nay, Nga sẽ tăng tần suất phóng tên lửa cho đến khi tìm ra nguyên nhân các vụ phóng thất bại.
Bulava là loại tên lửa đạn đạo tiên tiến nhất của Nga bố trí trên tàu ngầm, với tầm bắn xa 8.000 km. Bulava được thiết kế để tránh các hệ thống phòng thủ tên lửa và có khả năng mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa này là phiên bản trên biển của tên lửa đất đối đất Topol-M của Nga và dự kiến sẽ trở thành vũ khí hàng đầu trong hệ thống tên lửa chiến lược của nước này.
Các vụ phóng thử tên lửa Bulava đã bị trì hoãn hồi năm 2010 sau hàng loạt các vụ thử thất bại. Quân đội Nga cho rằng phần lớn nguyên nhân là do các khuyết điểm trong sản xuất.
Theo Dantri
Các nhà lãnh đạo EU đạt được thỏa thuận về cơ chế ổn định châu Âu để thay thế cơ chế tạm thời hiện nay sẽ hết hạn vào giữa năm 2013 nhằm đảm bảo cho Liên minh châu Âu có khả năng tự bảo vệ và tránh được những cuộc khủng hoảng nợ tương tự đang diễn ra tại Hy Lạp.
Đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ - Trung diễn ra ngày 26-6 (giờ Việt Nam) với việc Washington kêu gọi Bắc Kinh kiềm chế để tránh gây căng thẳng trên biển Đông thông qua đối thoại.
Một tòa án ở Campuchia do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn sẽ bắt đầu phiên tòa xét xử các thủ lĩnh Khmer Đỏ còn sống vào ngày 27-6 với nhiều cáo buộc, gồm tội ác chống lại loài người, tội ác chiến tranh, diệt chủng, ngược đãi tôn giáo, giết người và tra tấn. Ngoài Pol Pot đã chết, những người còn lại chịu trách nhiệm về 1,7 triệu sinh mạng người Campuchia cách đây nhiều thập niên.
Thái Lan đã quyết định rút khỏi Công ước Di sản Thế giới của Tổ chức Giáo dục - Khoa học - Văn hóa LHQ (UNESCO) “để phản đối việc Uỷ ban Di sản Thế giới (WHC) xem xét kế hoạch do Campuchia đệ trình” liên quan đến đền Preah Vihear đang tranh chấp.
Tổng thống Nam Phi cảnh báo NATO chớ nên dùng sức mạnh quân sự để hạ sát nhà lãnh đạo Libya, trong khi Liên minh châu Phi (AU) đang thảo luận những phương sách để chấm dứt cuộc xung đột kéo dài đã 4 tháng nay giữa ông Gadhafi và phe nổi dậy.
Trung Quốc luôn khăng khăng rằng tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết thông qua đàm phán song phương, và đã phát triển chính sách "hai không" liên quan đến giải quyết tranh chấp ở Biển Đông: Không đàm phán đa phương, và không "quốc tế hóa".