Ngày 27-6, 4 thủ lĩnh hàng đầu của chế độ Khmer đỏ đã phải hầu tòa vì những tội ác phi nhân tính đã gây ra cho người dân Campuchia. Hơn bao giờ hết, những nạn nhân sống sót của chế độ bạo tàn mong mỏi công lý sẽ được thực thi, trả lại sự công bằng cho những người đã chết bởi một trong những tội ác diệt chủng đáng sợ của loài người.

  • Không chút ân hận

Tội ác của Nuon Chea, nhân vật quyền lực số 2 sau Pol Pot; Khieu Samphan, Chủ tịch nước của chế độ Khmer đỏ; Ieng Sary, cựu Ngoại trưởng và Ieng Thirith, vợ Ieng Sary, cựu Bộ trưởng các vấn đề xã hội có thể sánh ngang với tội diệt chủng của phát xít Đức đã gây ra trong Thế chiến 2. Những thủ lĩnh cấp cao này phải đối mặt với các cáo buộc diệt chủng, tội ác chống lại loài người, tội ác chiến tranh.

Tuy nhiên, trong phiên điều trần ngày 27-6, cả 4 nhân vật này đều không hề tỏ thái độ hối hận, ăn năn vì những tội ác đã gây ra. Các thủ lĩnh cấp cao của Khmer đỏ đã bác bỏ mọi cáo buộc. Trước khi rời phòng xử án và quay về nơi giam giữ, “anh hai” Nuon Chea còn nói: “Tôi không hề hài lòng với phiên điều trần này”.

Nuon Chea khăng khăng cho rằng, những nhân chứng mà ông này đề xuất phải được tham dự phiên điều trần. Trong khi đó, luật sư bào chữa cho Nuon Chea, Michiel Pestman, phản đối kết quả điều tra của tòa án và cho rằng kết quả thiếu tính minh bạch, có sự can thiệp của chính phủ. Dự kiến, phiên điều trần đầu tiên này sẽ kéo dài trong 4 ngày.

Từ trái sang: Khieu Samphan, Nuon Chea, Ieng Thirith và Ieng Sary tại phiên điều trần ngày 27-6.

  • Liều thuốc chữa lành vết thương

Các phiên tòa xét xử Khmer đỏ diễn ra sau sự chuẩn bị kỹ lưỡng của một hội đồng được thiết lập vào năm 2006, dưới sự thỏa thuận của Campuchia và LHQ trong gần 10 năm.

Trong phiên tòa lịch sử đầu tiên, cựu giám đốc nhà tù Kaing Guek Eav-còn được gọi là Duch-đã bị kết án 30 năm tù giam hồi tháng 7-2010 vì tội giết hại 15.000 người. Những phiên tòa xét xử tội ác của chế độ Pol Pot đang được xem là liều thuốc để chữa lành vết thương cho dân tộc Campuchia.

Ông Khem Nareth, 56 tuổi, người đã mất mẹ và anh trai dưới thời Khmer đỏ cho biết: “Đây là phiên tòa vô cùng quan trọng, giúp đòi lại công lý cho những người đã khuất và những nạn nhân may mắn còn sống sót. Tôi mong những kẻ ác độc kia sẽ bị giam cầm trong ngục tối suốt quãng đời còn lại của chúng”.

Hàng trăm người dân Campuchia đã kéo tới phiên tòa để tận mắt chứng kiến những kẻ sát nhân vô nhân tính. Toàn bộ diễn biến của phiên điều trần đã được phát sóng trên nhiều kênh truyền hình tại Campuchia.

Dư luận Campuchia hiện đặc biệt quan tâm đến tình trạng sức khỏe của các bị cáo khi những kẻ này đều từ 79 tuổi đến 85 tuổi. Pol Pot, kẻ đứng đầu chế độ Khmer đỏ đã chết vào năm 1998 trong khi Ta Mok, biệt danh “Đồ tể”, bị bắt giữ năm 1999 để chờ hầu tòa cũng đã chết vào năm 2006.

Chế độ Khmer đỏ nắm quyền kiểm soát Campuchia vào tháng 4-1975 và lập tức thi hành các chính sách tàn bạo để xây dựng mô hình quốc gia “Campuchia dân chủ” mà Pol Pot và cấp dưới thiết kế. Từ năm 1974-1979, hơn 2 triệu người dân Campuchia đã chết vì đói, cưỡng ép lao động khổ sai, tra tấn và tử hình. Các biện pháp tử hình man rợ bằng các dụng cụ thô sơ như cuốc, mai, xẻng được các đồ tể dưới trướng Pol Pot thi hành như robot.

Nhà tù S-21 dưới sự cai quản của Duch đã trở thành biểu tượng tội ác dã man của Khmer đỏ. Cơn ác mộng về địa ngục trần gian chỉ kết thúc vào ngày 7-1-1979, với sự giúp đỡ của quân đội Việt Nam, Campuchia hoàn toàn được giải phóng, thoát khỏi thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử của quốc gia Đông Nam Á này.

 

                                                                                      Theo SGGP

Các tin khác


Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Liên đoàn Arab thống nhất lập trường chung về Gaza

Trong cuộc họp ở thủ đô Manama của Bahrain, Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Arab đã nỗ lực để đạt được lập trường chung về vấn đề Gaza trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) vào ngày 16/5.

Người học vấn cao xin làm nhân viên tang lễ khi Trung Quốc khan hiếm việc làm

Công việc nhân viên hỏa táng thuộc nhóm nghề có mức lương tốt và ổn định nên đang thu hút sự quan tâm của người trẻ Trung Quốc, dù tốt nghiệp trái ngành ở nhiều trường đại học danh tiếng.

Xung đột Hamas - Israel: Dân thường Israel thiệt mạng do đạn bắn từ Liban

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Quân đội Israel (IDF) ngày 14/5 thông báo 1 người dân đã thiệt mạng và 5 quân nhân bị thương do đạn chống tăng bắn từ phía Liban trúng vào khu dân cư Adamit của Israel nằm sát biên giới.

Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Donald Trump gia tăng ưu thế tại các bang chiến địa

Ngày 14/5, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa tiếp tục gia tăng ưu thế tại hầu hết các bang "chiến địa" quan trọng trước đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục