Kênh truyền hình nhà nước Nile tối 12/7 đưa tin Phó Thủ tướng Ai Cập Yehia el-Gamal đã từ chức.
Ông Gamal được bổ nhiệm vào cương vị trên cuối tháng Hai năm nay.
Việc từ chức của ông Gamal là một trong những đòi hỏi của nhiều người biểu tình trên quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo trong một vài ngày qua.
Trong khi đó, hàng nghìn người biểu tình Ai Cập vào cuối giờ chiều ngày 12/7 cũng đã diễu hành tại Cairo nhằm yêu cầu Nguyên soái Hussein Tantaoui, Chủ tịch Hội đồng tối cao các lực lượng vũ trang (CSFA) hiện đang nắm quyền điều hành đất nước, từ chức.
Người biểu tình đã đi từ quảng trường Tahir tới trụ sở chính phủ ở trung tâm thủ đô, đồng thời hô vang "Nhân dân muốn Nguyên soái ra đi."
Ông Tantaoui cũng là Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời cựu Tổng thống Hosni Mubarak trong vòng 20 năm.
CSFA hiện nắm quyền điều hành đất nước kể từ khi chế độ của cựu Tổng thống Mubarak sụp đổ ngày 11/2 do sức ép từ các cuộc biểu tình đường phố chống chính phủ.
Người biểu tình cho rằng, tiến trình dân chủ quá chậm chạp, đồng thời yêu cầu phải xử phạt những cảnh sát cũng như xử phạt nghiêm minh hơn những quan chức thuộc chế độ cũ.
Trước đó cùng ngày, trong một thông điệp phát trên truyền hình nhà nước, CSFA khẳng định sẽ không từ bỏ vai trò điều hành các công việc của đất nước vào giai đoạn quyết định trong lịch sử Ai Cập.
Cùng ngày, tòa án hình sự Ai Cập đã kết án cựu Thủ tướng Ai Cập Ahmed Nazif cùng hai cựu bộ trưởng vì các tội danh gây thất thoát công quỹ.
Cựu Thủ tướng Nazif, cựu Bộ trưởng Nội vụ Habib al-Adli và cựu Bộ trưởng Tài chính Youssef Boutrous-Ghali bị buộc tội dành một hợp đồng cho công ty Utsch của Đức thông qua đơn đặt hàng trực tiếp cao hơn giá thị trường, chứ không đấu giá công khai theo luật định. Ba người này còn bị phạt tổng cộng khoảng 33,5 triệu USD.
Ông Boutrous-Ghali bị tuyên án vắng mặt 10 năm tù. Tháng trước, vị cựu bộ trưởng tài chính này đã bị tuyên án vắng mặt 30 năm tù vì các tội tham nhũng.
Trong khi cựu Bộ trưởng Nội vụ al-Adli phải nhận bản án 5 năm tù giam. Trước đó, ông này đã bị kết án 12 năm tù vì những tội danh tham ô. Còn cựu Thủ tướng Nazif bị kết án một năm tù treo.
Ngoài ra, Giám đốc điều hành công ty Utsch Helmut Jungbluth cũng bị kết án vắng mặt một năm tù giam. Tuy nhiên, công ty này đã phủ nhận các cáo buộc tham nhũng và tuyên bố họ không có đại diện tại Ai Cập.
Ông al-Adli, cựu Tổng thống Hosni Mubarak cùng hai con trai Alaa và Gamal, sẽ phải ra tòa vì dính líu tới việc giết hại những người biểu tình trong năm nay./.
Theo TXVN
Mỹ đang chi quá nhiều cho quân sự bất chấp những rắc rối kinh tế của nước này - Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa, Tướng Trần Bính Đức, nói trong buổi tiếp Đô đốc Mỹ Mike Mullen, khi cố hạ giảm khả năng quân sự của nước ông.
Philippines đã thông báo với Trung Quốc kế hoạch của nước này đưa tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông ra Tòa án Quốc tế về Luật Biển - Ngoại trưởng Philippines hôm qua tuyên bố trong cuộc họp báo về chuyến công du Bắc Kinh của ông hồi tuần trước.
Thủ tướng Ai Cập Essam Sharaf đã ra lệnh sa thải tất cả những cảnh sát bị cáo buộc sát hại người biểu tình chống chính phủ trong các cuộc xuống đường của người dân nhằm lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak hồi đầu năm.
Một con tàu du lịch mang tên Bulgaria chở 185 người đã bị chìm trên sông Volga của Nga, khiến 3 người thiệt mạng trong khi 102 người vẫn mất tích. 80 người đã được cứu sống.
Kerala, một bang duyên hải ở miền tây nam Ấn Độ vốn là một địa danh du lịch nổi tiếng bỗng dưng xôn xao với hai vụ xìcăngđan lạm dụng tình dục mà hai nạn nhân đều chỉ 14 tuổi cùng với số nghi can lên đến hơn 100 người.
Cam kết “không làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông” là nội dung tuyên bố chung được Trung Quốc và Philippines công bố sau các cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Dương Khiết Trì và người đồng cấp Philippines Albert del Rosario, người vừa kết thúc chuyến thăm Bắc Kinh 2 ngày.