Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh (trái) và người đồng cấp Trung Quốc Lưu Chấn Dân trả lời báo chí.
Quan chức cấp cao hai bên thông qua dự thảo hướng dẫn thực thi DOC tại cuộc họp hôm 20.7 ở Bali, Indonesia.
Dự thảo sẽ được trình lên bộ trưởng ngoại giao các nước trong cuộc họp hôm nay. Nội dung dự thảo chỉ gói gọn trong một trang giấy và gồm 8 điều. Điều 1 và 2 khuyến khích “thực thi từng bước” Tuyên bố của các bên về ứng xử ở biển Đông (DOC) thông qua đối thoại và tham vấn. Các điều 3, 4 và 5 khuyến cáo các bên khi tiến hành các hoạt động hoặc dự án trong phạm vi DOC phải công khai rõ ràng và việc tham gia của các bên là trên cơ sở tự nguyện.
Hướng tới sự ràng buộc cao hơn, điều 6 yêu cầu quyết định thực thi những hoạt động và giải pháp cụ thể của DOC phải dựa trên sự đồng thuận của các bên liên quan, để cuối cùng đưa tới hiện thực hóa Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC). Về cơ chế tiến hành, điều 7 và 8 của dự thảo đề nghị tiến trình thực hiện những dự án đã được đồng tình trong DOC phải được báo cáo hằng năm tại Hội nghị bộ trưởng ASEAN - Trung Quốc.
Kết thúc cuộc họp kéo dài gần 2 giờ, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh và người đồng cấp Trung Quốc Lưu Chấn Dân có cuộc gặp gỡ ngắn với báo chí. Ông Vinh nói: “Đạt được đồng thuận về bản hướng dẫn là bước khởi đầu tốt đẹp và đáng kể để chúng ta tiếp tục đối thoại và hợp tác với triển vọng ổn định và lòng tin trong khu vực”. Ông cũng cho biết là sẽ còn nhiều cuộc thảo luận và hoạt động tiếp theo, đặc biệt là các bên quyết định sẽ tổ chức cuộc họp của nhóm công tác liên hợp lần thứ 7 trong năm nay do Trung Quốc chủ trì.
Còn nhiều lo ngại
Việc đạt được đồng thuận nói trên là một bước tiến trong quá trình tìm kiếm hòa bình, ổn định ở biển Đông và là một thành công của chương trình hội nghị dưới sự chủ trì của Indonesia, Chủ tịch luân phiên ASEAN 2011. Tuy nhiên, một số chuyên gia đánh giá dự thảo hướng dẫn còn “chung chung” và tỏ ra lo ngại về hiệu quả của nó. Trong cuộc họp báo cuối ngày hôm qua, Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario nói: “Chính Trung Quốc đã ký DOC với ASEAN vào năm 2002, để rồi năm 2009 “kẻ thay đổi luật chơi” đưa ra bản đồ đường 9 đoạn và nói rằng họ có chủ quyền trên toàn bộ biển Đông”.
Ông Rosario cho hay Philippines đề nghị 2 giải pháp cho vấn đề tranh chấp. Thứ nhất là phân định vùng tranh chấp và không tranh chấp trên biển Đông với sự tham gia của các chuyên gia luật biển từ tất cả các bên liên quan và có quan tâm. Ông nói: “Việc này sẽ được thực hiện vào tháng 9 tại Philippines và hy vọng chúng ta sẽ có được bản đề xuất trình lên Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tháng 11”. Thứ hai, “Philippines kêu gọi cộng đồng ASEAN đoàn kết và yêu cầu Trung Quốc chứng minh theo Công ước LHQ về Luật biển cơ sở pháp lý trong các tuyên bố chủ quyền của mình”. Nhiều nước cũng đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc làm điều này như Singapore, Indonesia, ông cho biết thêm.
Trả lời câu hỏi của Thanh Niên về quan điểm của Philippines trước việc có đề xuất các nước ASEAN liên quan trực tiếp trong tranh chấp là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei liên kết đưa ra tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, ông Rosario nói: “Chúng tôi vô cùng hoan nghênh việc đó”.
Hôm 20.7 cũng diễn ra nhiều cuộc họp quan chức cấp cao ASEAN với các nước đối tác, đối thoại nhằm chuẩn bị cho các cuộc gặp cấp ngoại trưởng diễn ra vào hôm nay và ngày mai, bao gồm: ASEAN + 3 (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc); ASEAN + 1 (Nhật Bản/Hàn Quốc/Trung Quốc/Úc); Hội nghị Nhật Bản - Các quốc gia vùng Hạ sông Mê Kông... Hôm nay, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm sẽ gặp gỡ song phương với người đồng cấp Kevin Rudd của Úc và Dương Khiết Trì của Trung Quốc. |
Trung Quốc hạ thủy tàu chiến lớn nhất Tờ Nhật báo Giang Tây đưa tin tàu chiến lớn nhất của hải quân Trung Quốc mang tên Tỉnh Cương Sơn đã chính thức hạ thủy tại Thượng Hải nhưng không cho biết thời điểm cụ thể. Con tàu đổ bộ này dài 210m, rộng 28m, độ rẽ nước 19.000 tấn, có thể chứa trực thăng quân dụng, xe bọc thép chiến đấu, thuyền nhỏ, khoảng 1.000 lính và được trang bị nhiều vũ khí. Theo Nhật báo Phương Đông, việc Tỉnh Cương Sơn được hạ thủy làm dấy lên lo ngại của nhiều nước, nhất là khi có tin tàu này sẽ được triển khai ở biển Đông. Trong một diễn biến khác, hai thượng nghị sĩ có ảnh hưởng của Mỹ là John Kerry và John McCain cảnh báo những xung đột gần đây giữa Trung Quốc với các láng giềng trên biển Đông có thể gây hại lợi ích sống còn của Mỹ trong khu vực. Theo tờ Financial Times, cảnh báo trên được đưa ra trong bức thư gửi Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc vào ngày 14.7. Trong thư, hai ông Kerry và McCain viết: “Những hành động cứng rắn của Trung Quốc gần đây có vẻ đi ngược với những tuyên bố về tìm kiếm giải pháp hòa bình cho tranh chấp ở biển Đông”. Ngọc Bi |
Theo ThanhNien
Uỷ ban bầu cử chính thức của Thái Lan hôm qua đã công nhận bà Yingluck Shinawatra là nghị sĩ quốc hội, rộng đường cho bà trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan.
Tình hình chính trị và an ninh tại Afghanistan càng trở nên căng thẳng và phức tạp sau khi ông Jan Mohammad Khan, một trong các cố vấn chủ chốt của Tổng thống Hamid Karzai bị ám sát đêm 17/7. Cùng bị sát hại trong đêm 17/7 còn có ông Hashim Watanwal, nghị sỹ của tỉnh Uruzgan.
ASEAN và Trung Quốc hy vọng sẽ hoàn tất bản quy tắc hướng dẫn thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) vào cuối năm nay - báo chí khu vực hôm qua dẫn lời Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan nói.
Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận, quan chức nước này và các đặc phái viên của Libya đã có cuộc đối thoại trực tiếp. Đây là động thái cho thấy NATO đang muốn tìm kiếm một thỏa thuận với Gaddafi để kết thúc những bế tắc tại Libya.
Cảnh sát London cho hay phóng viên Sean Hoare, người đầu tiên tiết lộ vụ tai tiếng nghe lén điện thoại của tờ the News Of the World, bị phát hiện đã chết.
Taliban đã tải lên mạng một đoạn video gây sốc ghi lại cảnh 16 cảnh sát bị giết kiểu hành hình tại tây bắc Pakistan.