Ngay lúc bắt đầu xả súng trên đảo Utoeya, hung thủ Breivik đã nghĩ rằng vài phút nữa thôi cảnh sát sẽ đổ bộ bằng trực thăng và ngăn cản hắn. Thực tế lại không diễn ra như vậy. Cảnh sát Na Uy phản ứng chậm trễ hơn hắn tưởng nhiều lần.

 

Cảnh sát Na Uy mất tới một tiếng rưỡi để tiếp cận hiện trường vụ xả súng.
Cảnh sát Na Uy mất tới một tiếng rưỡi để tiếp cận hiện trường vụ xả súng.

Cả ngành cảnh sát chỉ có 1 trực thăng, chở được tối đa 4 người

Thay vì đổ bộ tới đảo bằng trực thăng như Breivik tiên liệu, Đội phản ứng nhanh Delta Force của Na Uy lại đến hiện trường - cách đó hơn 40 km và ở trên đảo - bằng... ô tô. Họ không kiếm nổi một chiếc trực thăng nào. Kết quả là khi tới nơi, tấn thảm kịch đã xảy ra.

Đội Delta Force của cảnh sát Na Uy - tiếng Na Uy là "Beredskapstroppen" có nghĩa "lực lượng trong trường hợp khẩn cấp" - chỉ được đào tạo và cấp phương tiện để di chuyển tới các con đường có hai làn xe rộng rãi trên đất liền. Đó là lý do khiến họ không thể tìm nổi một chiếc trực thăng để đổ bộ tới đảo Utoeya một cách sớm nhất.

Nhưng điều đáng nói ở chỗ, Na Uy - đất nước có chiều dài tới 1.750 km với hơn 50 nghìn hòn đảo lớn nhỏ - lại chỉ có duy nhất một chiếc trực thăng của cảnh sát. Chưa hết, chiếc này lại đang được đóng ở tít tận miền bắc thành phố Oslo và chỉ có 4 chỗ ngồi. Phát ngôn viên Sturla Henriksbo của Na Uy còn cung cấp một thông tin quan trọng hơn: "Chiếc trực thăng này chưa từng được dùng để chở người, chứ chưa nói là chở đội Delta Force".

Thực ra Delta Force vẫn có thể sử dụng trực thăng của quân đội trong tình huống khủng bố hôm 22.7. Tuy nhiên, việc đưa ra được quyết định này cũng mất quá nhiều thời gian. Hơn thế nữa, chiếc trực thăng đóng ở khu căn cứ quân sự gần nhất cũng ở tận Ryagge, cách đó tới 60 km về phía nam.

Nếu cảnh sát tới sớm hơn, có thể tấn thảm kịch đã không xảy ra tại đảo Utoeya.
Nếu cảnh sát tới sớm hơn, có thể tấn thảm kịch đã không xảy ra tại đảo Utoeya.

Loay hoay vào đảo

Lực lượng được gọi là phản ứng nhanh mất tới 90 phút để tiếp cận với hung thủ - kẻ khi đó đã giết hại 68 người vô tội. Không có trực thăng, cảnh sát phải đi ô tô tới khu vực hồ và tìm thuyền bơi vào đảo. Tuy nhiên, vừa nhảy lên thuyền, họ nhận ra nó quá tải và nước ngập vào  chiếc thuyền rồi động cơ chết máy. Sau đó, họ phải lấy một chiếc thuyền khác từ khách du lịch.

Loay hoay mãi thì cũng tới được nơi. Cảnh sát đến, ngay lập tức
Anders Behring Breivik tự bỏ súng xuống và đầu hàng, ngược lại hoàn toàn với thái độ hoang dại và sát nhân của hắn ta trước đó. Các quan chức nói rằng trong vòng chưa đầy 5 phút sau khi có mặt cảnh sát, hung thủ đã đầu hàng và bị bắt giữ. Như vậy, chỉ cần họ đến được đảo sớm hơn, tấn thảm kịch có thể đã không diễn ra.

Chính phủ Na Uy và lực lượng cảnh sát nước này chắc chắn sẽ rút ra những bài học xương máu sau vụ thảm sát. "Những đứa trẻ bị tàn sát trong suốt một tiếng rưỡi mà cảnh sát vẫn chưa đến. Đáng lẽ ra họ phải ngăn chặn thảm họa này sớm hơn. Không thể tha thứ", Mads Andenas, một giáo sư luật của trường Đại học Oslo, người cũng có cháu gái tham gia hội trại trên đảo Utoeya cho biết.

Người phụ nữ đứng trước bức tường giăng hoa tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố.
Người phụ nữ đứng trước bức tường giăng hoa tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố.

Kiểm đếm nhầm số người thiệt mạng

Không chỉ vậy, ngay đến việc kiểm đếm số những người thương vong sau vụ xả súng, cảnh sát cũng làm không tốt. Ban đầu họ báo cáo là có 86 người thiệt mạng trên đảo Utoeya. Thế nhưng, 2 ngày sau, con số này bỗng chốc tụt xuống 68. Số người chết trong vụ đánh bom ở bên ngoài tòa nhà chính phủ ở Oslo cũng được tăng lên 1 người. Không ai đưa ra lời giải thích về sai sót này của ngành cảnh sát.

Luật sư của sát thủ Breivik hôm qua (26.7) nói rằng, đến thân chủ của ông - thủ phạm - cũng rất bất ngờ khi vào được đảo mà không bị cảnh sát ngăn lại. Viên cảnh sát làm việc bán thời gian tại đảo là một trong số những người đầu tiên bị Breivik bắn hạ.

Trong khi đó, phản ứng lại những lời chỉ trích từ dư luận, phát ngôn viên cảnh sát lại thanh minh: "Chúng tôi có thể đương đầu với nhiều nguy hiểm, chúng tôi là đội quân chuyên nghiệp. Thế nhưng chúng tôi cũng là con người".

Na Uy là một đất nước vốn nổi tiếng với một nền văn hóa mở và hệ thống an ninh ở đây cũng rất "mở" và lỏng lẻo. Andrew Silke, giám đốc nghiên cứu về chống khủng bố của Đại học Đông London cho hay cảnh sát Na Uy "chưa từng phải đương đầu với những gì tương tự như thế trong quá khứ và hệ thống an ninh ở đây gần như vô tác dụng".

                                                                             Theo LaoDong

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Binh lính Triều Tiên.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Dùng bút laser làm lóa mắt phi công

Cảnh sát Moscow (Nga) cho biết, đang truy tìm người đã dùng bút laser cố chiếu nhằm làm lóa mắt phi công trong khi đang điều khiển máy bay hạ cánh tại phi trường lớn nhất nước Nga, Domodedovo, RIA Novosti đưa tin sáng nay 26.7.

Ngoại trưởng Mỹ: Biển Đông là vấn đề toàn cầu

Mỹ ngày 24/7 đã lên án những hành động "hăm dọa" tại Biển Đông, đồng thời kêu gọi sự quan tâm nhiều hơn của cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết những tranh chấp biển vốn đe dọa tới hoạt động thương mại.

Kẻ thảm sát ở Na Uy chỉ bị tù tối đa 21 năm?

Hôm nay, nghi can bị cáo buộc thực hiện 2 vụ khủng bố đẫm máu ở Na Uy sẽ bị luận tội. Nhưng tên này sẽ chỉ đối mặt với mức án cáo nhất là 21 năm tù giam the luật Na Uy và thậm chí có thể được phóng thích sau 7 năm.

Bộ đường sắt Trung Quốc xin lỗi vì vụ đâm tàu

Phát ngôn viên bộ Đường sắt Trung Quốc xin lỗi công chúng vì đã để xảy ra vụ tai nạn tàu hoa khiến 35 người chết và hơn 200 người bị thương, trong khi ba quan chức cao cấp nhất của cục đường sắt Thượng Hải mất chức.

Ông Obama: Đàm phán nâng mức nợ trần bị đổ vỡ

Theo AFP, Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối ngày 22/7 xác nhận cuộc đàm phán khó khăn với các đối thủ Cộng hòa của ông về một thỏa thuận nhằm tránh nguy cơ nước Mỹ vỡ nợ đã đổ vỡ.

Thảm họa thiếu lương thực đe dọa châu Phi

Tình hình thiếu lương thực ở châu Phi đang rất nghiêm trọng: từ Ethiopia, Somalia, Djibouti đến Kenya. Tồi tệ nhất là tại nam Somalia - nơi đang bị nạn hạn hán nặng nhất kể từ hơn nửa thế kỷ qua, khiến LHQ vừa phải tuyên bố nạn đói tại khu vực này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục