Báo chí Trung Quốc và cư dân mạng giận dữ vì vụ đâm tàu khiến ít nhất 36 người thiệt mạng cuối tuần trước, đồng thời lo lắng vì sự phát triển quá nhanh của mạng lưới đường sắt cao tốc nước này.

 

Nhân viên cứu hỏa làm việc tại hiện trường vụ tai nạn đường sắt cao tốc ở tỉnh Chiết Giang. Ảnh: AFP.

Nhân viên cứu hỏa làm việc tại hiện trường vụ tai nạn đường sắt cao tốc ở tỉnh Chiết Giang. Ảnh: AFP.

Hàng nghìn người trên các mạng xã hội của Trung Quốc tỏ ra giận dữ vì cho rằng quy mô thực sự của tai nạn này đã bị che đậy.

Giới chức Trung Quốc tìm cách xoa dịu cơn giận sữ của công chúng bằng việc sa thải ba quan chức cao cấp ngành đường sắt và thực hiện thanh tra khẩn cấp mức độ an toàn đường sắt quốc gia. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định tai nạn vừa rồi đang khiến mối lo của dân chúng tăng lên.

"Tai nạn đã khẳng định rất nhiều quan ngại trước đây về tình trạng cắt giảm chi phí trong vài năm nay", Alistair Thornton, nhà phân tích cao cấp thuộc công ty nghiên cứu IHS Global Insight, nhận định.

Hàng trăm triệu dân Trung Quốc đi lại bằng tàu. Vì thế, trục trặc dù nhỏ cũng có thể gây ra hiệu ứng lớn trong đất nước mà nhiều người vẫn không đủ tiền đi máy bay sau ba thập kỷ bùng nổ kinh tế.

Tại một nhà ga ở thành phố Ôn Châu gần nơi tàu gặp nạn tối 23/7, nhiều hành khách vẫn cảm thấy bất an. "Tôi rất lo. Hôm qua khi đặt vé tàu, tôi cứ nghĩ hay là đi mua vé xe buýt", Yu Dabao, công nhân may mặc 47 tuổi, nói với AFP. "Ta phải mở rộng để phát triển song việc đó phải được tiến hành một cách tuần tự. Trước đây chúng tôi đâu có tàu cao tốc. Nó chạy quá nhanh. Điều này đáng lẽ không nên xảy ra".

Tàu cao tốc trên tuyến từ thành phố Hàng Châu tới Ôn Châu, thuộc tỉnh Chiết Giang, gặp nạn tối 23/7 khiến ít nhất 36 người thiệt mạng. Sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh cho hay hai công dân nước họ đã chết. Một phụ nữ Italy 22 tuổi cũng bỏ mạng vì tai nạn này.

Tai nạn cũng khiến niềm tin của các nhà đầu tư lung lay. Cổ phiếu của công ty China South Locomotive and Rolling Stock (CSR), hãng tham gia chế tạo con tàu cùng hai công ty nước ngoài, giảm 8,9%. "Bộ đường sắt đang điều tra nguyên nhân tai nạn và chúng tôi sẽ giám sát quá trình này một cách chặt chẽ", phát ngôn viên của CSR cho hay.

Mạng lưới tàu cao tốc của Trung Quốc mở cửa đón khách từ năm 2007 và phát triển nhanh chóng nhờ nguồn đầu tư từ ngân quỹ quốc gia. Hệ thống này là lớn nhất thế giới với 8.358 km đường sắt tính tới cuối năm ngoái. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho biết tốc độ phát triển nhanh chóng đã làm lộ nhiều yếu kém. Tuyến cao tốc mới mở nối Bắc Kinh và Thượng Hải gần đây bị ảnh hưởng do tình trạng trễ tàu và mất điện. Hôm qua, mất điện trên tuyến đường ở tỉnh An Huy đã khiến hơn 20 con tàu bị mắc kẹt trong ba tiếng đồng hồ.

> Xem thêm: Trung Quốc mơ dẫn đầu thế giới về tàu siêu tốc

Hôm qua, tờ The People's Daily đăng một bài viết, cho rằng yếu tố an toàn đã bị xem nhẹ khi nước này vội vã phát triển hệ thống đường sắt hàng đầu thế giới. "Tai nạn có thể đã không xảy ra nếu người ta chú ý đúng mức tới những trục trặc gần đây", người có bút danh Zhang Tie viết.

Các bloggers thì kêu gọi Bộ trưởng Đường sắt Sheng Guangzu từ chức và khuyến cáo dân chúng tránh xa đường sắt cao tốc. "Kỹ sư đường sắt không bao giờ đi tàu cao tốc vì họ biết có nguy cơ an ninh", một blogger viết.

Nhiều người thì buộc tội giới chức "chôn lấp" bằng chứng có thể giúp xác định nguyên nhân tai nạn. Giới chức Trung Quốc trước đó cho hay việc công nhân chôn các xác toa tàu gặp nạn để bảo vệ bí mật quốc gia.

Trong khi đó, nhiều lo ngại về tình trạng tham nhũng cũng nổi lên khi cơ quan kiểm toán quốc gia hồi đầu năm cho biết các công ty xây dựng và một số cá nhân đã móc nối với nhau và biển thủ 29 triệu USD từ dự án Bắc Kinh-Thượng Hải năm 2010. Hồi tháng 2, Bắc Kinh sa thải bộ trưởng đường sắt lúc đó là Liu Zhijun vì tham nhũng hơn 124 triệu USD cho các dự án mở rộng đường sắt cao tốc.

"Có thể tai nạn sẽ khiến người ta nhận ra rằng ta không thể cắt giảm chi phí cho an toàn", nhà phân tích Thornton nói.

                                                                                  Theo VnExpress

 

Các tin khác


Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Liên đoàn Arab thống nhất lập trường chung về Gaza

Trong cuộc họp ở thủ đô Manama của Bahrain, Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Arab đã nỗ lực để đạt được lập trường chung về vấn đề Gaza trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) vào ngày 16/5.

Người học vấn cao xin làm nhân viên tang lễ khi Trung Quốc khan hiếm việc làm

Công việc nhân viên hỏa táng thuộc nhóm nghề có mức lương tốt và ổn định nên đang thu hút sự quan tâm của người trẻ Trung Quốc, dù tốt nghiệp trái ngành ở nhiều trường đại học danh tiếng.

Xung đột Hamas - Israel: Dân thường Israel thiệt mạng do đạn bắn từ Liban

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Quân đội Israel (IDF) ngày 14/5 thông báo 1 người dân đã thiệt mạng và 5 quân nhân bị thương do đạn chống tăng bắn từ phía Liban trúng vào khu dân cư Adamit của Israel nằm sát biên giới.

Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Donald Trump gia tăng ưu thế tại các bang chiến địa

Ngày 14/5, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa tiếp tục gia tăng ưu thế tại hầu hết các bang "chiến địa" quan trọng trước đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục