Sau khi hỗ trợ lực lượng chống đối ở Li-bi giành quyền kiểm soát phần lớn nước này, phương Tây đang gia tăng sức ép đối với Xy-ri cả về chính trị và kinh tế nhằm "tiếp sức" cho lực lượng đối lập ở Xy-ri lật đổ chính quyền Tổng thống B.An Át-xát.

 

Bộ trưởng Ngoại giao Liên đoàn Ả-rập (AL), họp bàn ra tuyên bố về Xy-ri.

Pháp, Anh, Ðức, Mỹ và Bồ Ðào Nha đã trình Hội đồng Bảo an (HÐBA) LHQ một dự thảo nghị quyết bao gồm các biện pháp trừng phạt, phong tỏa tài sản và cấm đi lại đối với Tổng thống B.An Át-xát và các quan chức cấp cao chính quyền Xy-ri, cấm vận vũ khí và trừng phạt các công ty của nước này. Liên hiệp châu Âu (EU) cũng đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với các công ty dầu mỏ, ngân hàng và viễn thông của Xy-ri. Vậy là, phương Tây đang gia tăng sức ép cả chính trị và kinh tế đối với Xy-ri nhằm "tiếp sức" cho lực lượng đối lập ở nước này lật đổ chính quyền của Tổng thống Át-xát.

Oa-sinh-tơn còn can thiệp sâu hơn khi Ðại sứ Mỹ tại Xy-ri R.Pho đã đến thăm các thị trấn và thành phố được coi là "điểm nóng" của các cuộc biểu tình ở Xy-ri. Ða-mát gọi đây là "hành động mang tính kích động". Bộ trưởng Quốc phòng Anh L.Pho-xơ đe dọa khi khuyến cáo ông Át-xát rằng "hãy nghĩ lại trước những gì đang diễn ra tại Tơ-ri-pô-li (Li-bi)". Ngay cả Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh thân cận và là bạn hàng thương mại quan trọng của Xy-ri, cũng tỏ sự bất bình đối với chính quyền của Tổng thống Át-xát. Trong khi đó, lần đầu Liên đoàn A-rập (AL) ra tuyên bố bày tỏ lo ngại về tình hình Xy-ri, kêu gọi nước này chấm dứt bạo lực và tiến hành cải cách "trước khi quá muộn". Thông cáo của AL lập tức bị Xy-ri phản đối, coi là sự vi phạm rõ ràng các nguyên tắc trong Hiến chương AL.

Xy-ri rơi vào tình trạng bất ổn kể từ khi bùng nổ các cuộc biểu tình từ giữa tháng 3 vừa qua. Các biện pháp của Mỹ và phương Tây gia tăng trừng phạt làm tê liệt nền kinh tế Xy-ri, quốc gia có tới 17 tỷ USD dự trữ ngoại tệ. Tăng trưởng kinh tế Xy-ri được dự báo ở mức âm trong năm 2011, bởi đầu tư và du lịch bị thiệt hại nặng nề. Là quốc gia có nhiều nhóm tôn giáo, sắc tộc khác nhau, cho nên xung đột và bạo lực giữa các phe phái ở Xy-ri có nguy cơ đẩy nước này vào cuộc nội chiến đẫm máu. Xy-ri có vị trí địa-chính trị quan trọng, giáp I-xra-en, I-rắc, Li-băng, Thổ Nhĩ Kỳ nên bất ổn và xung đột ở nước này có nguy cơ lan ra toàn khu vực. Ðối với Mỹ và các đồng minh phương Tây, quan hệ bền vững của Xy-ri với I-ran và các nhóm vũ trang bị Oa-sinh-tơn liệt vào danh sách khủng bố, như Héc-bô-la ở Li-băng và Ha-mát ở Pa-le-xtin, là lý do để họ ngày càng tăng cường sức ép với Chính phủ Xy-ri. Trong khi đó, được sự ủng hộ từ bên ngoài, phe đối lập tại Xy-ri đã áp dụng kịch bản giống ở Li-bi là thành lập Hội đồng Dân tộc để tạo cơ sở chính trị cho việc "lấp khoảng trống quyền lực", dọn đường cho việc gây sức ép nhằm buộc Tổng thống Át-xát từ chức.

Mặc dù Tổng thống Át-xát đã có những nhượng bộ khi thực thi các biện pháp cải cách, nhưng phương Tây vẫn không ngừng tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Xy-ri, cô lập chính quyền của Tổng thống A.Át-xát, nhằm làm cho chính quyền này suy yếu dẫn tới sụp đổ. Những biện pháp đó đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Nga và Trung Quốc. Nga đã đưa ra một bản phản dự thảo nghị quyết của HÐBA về Xy-ri, đối chọi với dự thảo nghị quyết đã được các nước phương Tây đề nghị HÐBA bỏ phiếu thông qua trong tuần này. Trái với dự thảo nghị quyết do Anh soạn thảo đề nghị áp đặt cấm vận vũ khí và trừng phạt tài chính đối với các nhà lãnh đạo Xy-ri, dự thảo nghị quyết của Nga đề nghị HÐBA tạo thuận lợi cho Ða-mát thực hiện cải cách đã cam kết, giúp chấm dứt tình trạng bạo loạn ở quốc gia Trung Ðông này thông qua các biện pháp ngoại giao, thay vì trừng phạt. Dự thảo nghị quyết của Nga đã nhận được sự ủng hộ của Trung Quốc, Ấn Ðộ, Bra-xin và Nam Phi. Nga, Trung Quốc, Cu-ba cáo buộc các nghị quyết của LHQ phiến diện và "mang động cơ chính trị", nhằm lật đổ một chính phủ hợp pháp. Theo các nước này, nghị quyết của LHQ phải tạo điều kiện để các đảng phái chính trị tại Xy-ri tìm một giải pháp hòa bình thông qua đối thoại, chứ không phải mở đường cho lực lượng quân đội của phương Tây can dự vào Xy-ri như ở Li-bi hiện nay.

Trong bối cảnh tình hình ở một số nước Trung Ðông và Bắc Phi đang diễn biến phức tạp và khó lường, việc phương Tây gia tăng sức ép và can thiệp sâu công việc nội bộ Xy-ri càng làm nước này thêm rối ren và đẩy quốc gia Trung Ðông này vào vòng xoáy bạo lực mới. Sau khi Li-bi bị rơi vào kịch bản tương tự ở I-rắc, dư luận tiếp tục lo ngại trước những diễn biến ở Xy-ri. Núp dưới chiêu bài "bảo vệ nhân quyền", phương Tây đang can thiệp sâu tình hình Xy-ri. Họ đang "đổ dầu vào lửa" ở Xy-ri, một "điểm nóng" ở Trung Ðông, khiến các điểm nóng khác có nguy cơ bị thổi bùng thành cuộc xung đột lan khắp khu vực.

 

                                                                                Theo Báo ND

 

Các tin khác

Đây là lần thứ 5 bà Merkel đứng đầu danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới - Ảnh: AFP
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Nhật Bản: Thủ tướng Noda bổ nhiệm ban lãnh đạo mới

Ngày 30/8, tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda, Chủ tịch Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) cầm quyền, đã bổ nhiệm thượng nghị sĩ Azuma Koshiishi, Chủ tịch nhóm nghị sĩ DPJ tại Quốc hội, làm Tổng Thư ký đảng này, thay ông Katsuya Okada.

Cuộc chiến ở Libya còn lâu mới có thể kết thúc

Tham mưu trưởng quân đội các nước tham gia vào cuộc xung đột tại Libya ngày 29/8 nhất trí rằng cuộc chiến tại quốc gia Bắc Phi này còn lâu mới kết thúc.

Thế giới ngầm của ông Gaddafi

Khi còn trên đỉnh cao quyền lực ở Libya, nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi đã cho xây dựng những công trình ngầm khổng lồ dưới lòng quốc gia này.

Diễn biến đáng ngại trên biển Đông

Trung Quốc lại vừa cho tàu hải giám tuần tra biển Đông cũng như xúc tiến kế hoạch cùng thăm dò dầu khí ở Trường Sa với Philippines.

Bộ trưởng Tài chính trở thành Thủ tướng Nhật Bản

Ông Yoshihiko Noda hôm (29.8) chính thức được bầu là Chủ tịch Đảng Dân chủ cầm quyền Nhật Bản, thay thế cho ông Naoto Kan vừa từ chức. Như vậy, chắc chắn ông Noda sẽ trở thành thủ tướng thứ 6 của Nhật trong vòng 5 năm.

Bão Irene làm ít nhất chín người chết

* Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp tại chín bang

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục