Các lực lượng Afghanistan đã tiêu diệt những phần tử nổi dậy cuối cùng trú ẩn trong một tòa nhà cao tầng, chấm dứt vụ tấn công kéo dài suốt 20 giờ nhằm vào Đại sứ quán Mỹ và trụ sở NATO tại thủ đô Kabul.


Tòa nhà cao tầng nơi các tay súng ẩn náu.

Giới chức Afghanistan cho hay một tòa nhà cao tầng, nơi các tay súng ẩn náu, giờ đây đã được kiểm soát.

Ít nhất 7 người, trong đó có 4 cảnh sát, đã thiệt mạng trong vụ tấn công, cùng 9 phần tử nổi dậy. NATO và Đại sứ quán Mỹ cho hay không ai trong số các nhân viên của họ nằm trong số thương vong.

Vụ tấn công, được cho là phức tạp nhất tại Kabul cho tới nay, diễn ra khi Mỹ và các lực lượng nước ngoài bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan.
 
Khói bốc lên từ Đại sứ quán Mỹ sau khi tòa nhà bị tấn công.

Taliban tuyên bố nhóm này đứng đằng sau vụ tấn công, mặc dù các quan chức Afghanistan quy trách nhiệm cho mạng lưới Haqqani, một nhóm nổi dậy có liên hệ với Taliban và al-Qaeda nhưng hoạt động độc lập.

Các binh sĩ Afghanistan đã xông vào tòa nhà cao tầng nhìn ra khu ngoại giao được canh gác nghiêm ngặt, đọ súng với các phiến quân trên các tầng của tòa nhà.

Các quan chức Afghanistan sau đó xác nhận tất cả những kẻ tấn công đã thiệt mạng và cuộc đọ súng đã kết thúc.

Các trực thăng quân đội Mỹ và một trực thăng tấn công Mi-35 của quân đội Afghanistan cũng tham gia chiến dịch.

4 vụ tấn công riêng rẽ
 
Một đồn cảnh sát bị đánh bom liều chết.

Vụ tấn công xảy ra lúc 13h30 chiều ngày 13/9 khi một chiếc xe chở các phần tử nổi dậy bị chặn tại một chốt kiểm soát ở quảng trường Abdul Haq, cách Đại sứ quán Mỹ khoảng 1km.

Các nhân chứng cho biết vài vụ nổ lớn đã xảy ra và những kẻ nổi dậy đã xống vào tòa nhà cao tầng đang được thi công gần đó.

Từ tòa nhà, khoảng 5 tay súng đã khai hỏa về phía Đại sứ quán Mỹ và trụ sở của NATO bằng súng máy, lựu đạn và dường như cả pháo cối.

Các vụ nổ đồng thời cũng xảy ra quanh khu Wazir Akbar Khan gần đó.

Cùng lúc ở phía tây Kabul, 2 kẻ đánh bom liều chết đã kích hoạt khối thuốc nổ bên ngoài một đồn cảnh sát.
 
Các vụ tấn công hôm qua xảy ra tại 4 địa điểm: quảng trường Abdul Haq, trụ sở NATO, Đại sứ quán Mỹ và khu vực Wazir Akbar Khan.

Kẻ thứ 3 bị tiêu diệt khi cố gắng đột nhập vào một sân bay. Một nhà dù do cơ quan tình báo quản lý cũng trở thành mục tiêu.

Haroun Mir, giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính sách Afghanistan có trụ sở tại Kabul, cho hay đây là lần đầu tiên 4 nhóm phiến quân tấn công 4 địa điểm khác nhau.

Một phát ngôn viên Taliban tuyên bố nhóm này đã thực hiện một vụ tấn công liều chết quy mô lớn nhằm vào các cơ sở tình báo địa phương và nước ngoài.

Tuy nhiên, ông Mir cho rằng chỉ có mạng lưới Haqqani mới có thể thực hiện cùng lúc các vụ tấn công tinh vi như vậy.

 

                                                                             Theo Dantri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Lá cờ của chính quyền phe nổi dậy bay phấp phới tại Đại sứ quán Libya ở Bắc Kinh hôm 23.8. Ảnh: CNN.
Không có hình ảnh

Hi Lạp, Ý có nguy cơ vỡ nợ

“Bạn có nghĩ Hi Lạp sẽ phá sản do nợ nần không?”. Đó là nội dung thăm dò do báo Wall Street Journal thực hiện ngày 13-9 nhằm đánh giá tình hình khẩn cấp của Hi Lạp hiện nay.

Phương Đông đã mọc lên từ “Ground Zero”

Từ sau vụ tấn công khủng bố 11-9, phương Tây đã mất cả chục năm để tập trung đối phó với mối đe dọa khủng bố cùng hai cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq. Và phương Tây cũng đã nhắm mắt trước một sự thay đổi toàn cầu: sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Châu Á nô nức đón mừng Tết Trung thu

Đèn lồng rực rỡ, những chiếc bánh thu trung thu tròn thơm ngon… là những hình ảnh đón mừng Tết Trung thu tại các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia…

Trung Quốc chính thức công nhận Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp Libya

Trung Quốc vừa chính thức thông báo công nhận Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp (NTC) của lực lượng nổi dậy Libya là "lực lượng cầm quyền" ở quốc gia châu Phi này.

Nga ủng hộ Palestine trở thành thành viên LHQ

Theo AFP, ngày 12/9, Nga tuyên bố sẽ bỏ phiếu thuận đối với nỗ lực gây tranh cãi của Palestine để được Liên hợp quốc công nhận là nhà nước bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của cả Israel và Mỹ.

Chính sách đối ngoại Mỹ sau sự kiện 11-9 có thay đổi ?

Mười năm sau ngày 11-9, chúng ta bắt đầu nhận ra viễn cảnh tác động của cuộc khủng bố ngày 11-9 đối với chính sách đối ngoại của Mỹ. Có một khuynh hướng tự nhiên cho rằng cuộc tấn công đó đã thay đổi tất cả. Một thập kỷ đã trôi qua nhưng kết luận đó vẫn chưa được lý giải một cách đầy đủ. Ngày 11-9 đã thay đổi trọng tâm và chính sách đối ngoại của chính quyền Bush. Nhưng cách tiếp cận mới của chính quyền Bush từng nhận được nhiều sự ủng hộ lẫn chỉ trích, đã không thay đổi nhiều so với các lý thuyết đương đại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục