Cuộc khủng hoảng nợ đang “leo thang” tại Châu Âu có thể dẫn tới việc bán tháo tài sản tại Châu Á, khiến các ngân hàng nước ngoài cắt giảm việc cho vay ở khu vực và gây xáo trộn thị trường tiền tệ tại đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phân tích.
Tăng trưởng của Châu Á đã chậm lại kể từ Quý II năm 2011, IMF phát biểu trong một báo cáo công bố hôm nay 13.10. Cơ quan này cũng cắt giảm dự báo tăng trưởng trong năm nay của Châu Á xuống còn 6,3% so với mức 6,8% đưa ra hồi tháng 4. Áp lực lạm phát đang đè nặng khắp châu lục vẫn tiếp tục tăng lên khắp châu lục.
“Sự hỗn loạn về tài chính ngày một nghiêm trọng tại khu vực đồng euro và nguy cơ suy thoái tại Mỹ có thể lan tới Châu Á với những hệ lụy nghiêm trọng về kinh tế vĩ mô và tài chính,” IMF nhận định.
Từ năm 2009, các nhà đầu tư từ các nền kinh tế lớn đã thiết lập những vị trí vững chắc tại thị trường Châu Á. Việc các nhà đầu tư này ngưng hoạt động kinh doanh tại đây sẽ dẫn đến sự mất lòng tin, và hậu quả nặng nề sẽ lan truyền từ các thị trường trái phiếu và chứng khoán tới tiền tệ và các thị trường khác, IMF cảnh bảo.
Nguy cơ về một cuộc suy thoái toàn cầu nữa đang khiến các lãnh đạo Châu Á từ Trung Quốc cho tới Indonesia phải ra những động thái bảo vệ tăng trưởng thông qua các biện pháp tài khóa hoặc giảm chi phí vay vốn.
Chỉ số MSCI Asia Pacific Index đã mất 16% trong quý trước, mức sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 2008 và nguy cơ bán tháo hoảng loạng tại khu vực cho thấy không còn nơi nào để ẩn nấp khi các nền kinh tế lớn rơi vào khó khăn.
Theo IMF, các ngân hàng nước ngoài có thể sẽ bán tài sản ở Châu Á, cắt giảm hạn mức tín dụng đối với khu vực và tránh kéo dài thời hạn thanh toán đối với các khoản vay tới hạn nếu họ đối mặt với việc thua lỗ lớn tại quê nhà.
“Việc cắt giảm đó có thể dẫn tới những tác động to lớn đối với các nền kinh tế Châu Á vốn gắn với hệ thống ngân hàng Châu Âu và Mỹ. ”
Các nhà hoạch định chính sách Châu Á đang đối mặt với việc cần phải có những phản ứng cân bằng một cách khéo léo để bảo vệ mình trước các nguy cơ ảnh hưởng đến tăng trưởng trong khi vẫn phải kìm chế thiểu lạm phát, IMF cho hay.
Nới rộng tỷ giá hối đoái có thể sẽ giúp các nền kinh tế Châu Á kiểm soát được áp lực lạm phát và tái cân bằng tăng trưởng kinh tế, cơ quan này cho biết.
Theo HaNoiMoi
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp Libya (NTC) Mustafa Abdel Jalil ngày 11/10 đã tới thăm thành phố Sirte, nơi quân chính quyền lâm thời Libya đang cố tiêu diệt các ổ đề kháng cuối cùng của lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo bị lật đổ Muammar Gaddafi.
Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã xướng danh 2 nhà khoa học người Mỹ: Thomas J. Sargent và Christopher A. Sims, chủ nhân của giải Nobel Kinh tế 2011 vì những nghiên cứu về chính sách kinh tế vĩ mô và tác động của chúng đối với nền kinh tế.
Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp Libya (NTC) ngày 10/10 cho biết họ đã công nhận Hội đồng Dân tộc Syria (SNC) là chính quyền hợp pháp của Syria.
Đụng độ dữ dội xuất phát từ vụ biểu tình của những người theo đạo Thiên Chúa tức giận vì cuộc tấn công nhằm vào một nhà thờ Assouan hôm 30-9 tại Ai Cập đã làm 24 người thiệt mạng, hơn 200 người bị thương, 40 người bị bắt giữ. Đây được xem là vụ bạo động đẫm máu nhất kể từ khi cựu Tổng thống Mubarak buộc phải từ chức vào tháng 2, cho thấy sự bất ổn vẫn hiện hữu trong xã hội Ai Cập.
Ông Donald Tusk trở thành thủ tướng đầu tiên của Ba Lan tái cử kể từ năm 1989, sau cuộc bầu cử quốc hội mới đây.
Trước tình trạng lũ lụt diễn biến phức tạp theo chiều hướng xấu, cơ quan chức năng đã yêu cầu sơ tán dân tại 10 tỉnh bị ảnh hưởng. Được biết, thành phố cổ Ayutthaya và các vùng công nghiệp trọng yếu đang ngập trong lũ lụt khiến chính phủ Thái Lan phải sơ tán khẩn cấp dân cư. Được biết, mực nước ở thành phố Ayutthaya có nơi lên tới hơn 2 mét.