Hãng AFP ngày 13-10 đưa tin, dưới sức ép của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), Quốc hội Slovakia đã tiến hành bỏ phiếu lần 2 và thông qua kế hoạch mở rộng quy mô Quỹ Ổn định tài chính châu Âu (EFSF) với 114/150 phiếu ủng hộ Slovakia là nước cuối cùng trong 17 nước thành viên Eurozone thông qua EFSF.
Để đổi lấy những lá phiếu ủng hộ của phe đối lập, chính phủ Slovakia đã phải nhượng bộ bằng cách tổ chức cuộc họp bỏ phiếu ủng hộ cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn tại quốc hội. Đây cũng là điều kiện để đảng đối lập chủ chốt Smer-SD ủng hộ EFSF. Dự kiến, cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn sẽ được tổ chức vào ngày 10-3 năm tới, thay vì năm 2014 theo lịch trình.
Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng tại Tây Ban Nha khiến nước này bị tụt mức xếp hạng tín nhiệm. |
Thỏa thuận mở rộng quy mô EFSF, được lãnh đạo các nước Eurozone nhất trí hồi tháng 7 vừa qua, cho phép nâng ngân quỹ của EFSF từ 440 tỷ EUR hiện nay lên 780 tỷ EUR (trong đó Slovakia sẽ đóng góp khoảng 7,7 tỷ EUR). Người dân Slovakia từng phản đối EFSF vì cho rằng ngân sách của nước này sẽ không đủ để chi trả cho những khoản nợ công ngất ngưởng của các nước thành viên.
EFSF được coi là một cơ chế rất quan trọng đối với việc xử lý cuộc khủng hoảng trong Eurozone hiện nay. EFSF sẽ cung cấp những khoản vay cho các nước đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ như là một biện pháp phòng ngừa khủng hoảng; mua trái phiếu chính phủ của các quốc gia mắc nợ trong Eurozone trên thị trường thứ cấp; cấp tiền cho các quốc gia thành viên để tái cấp vốn cho những ngân hàng bị tác động nghiêm trọng bởi gánh nặng nợ nần. EFSF sẽ thay thế cho Cơ chế ổn định châu Âu (ESM) - một quỹ cứu trợ thường trực của EU sẽ hết hạn hiệu lực vào năm 2013.
Thông tin trên chưa đủ để khối Eurozone lấy lại lòng tin từ các công ty xếp hạng tài chính. Cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard & Poor’s (S&P) đã hạ mức xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Tây Ban Nha từ AA xuống còn AA-. Đây là một đòn nữa giáng mạnh vào nỗ lực ổn định tài chính công của Tây Ban Nha sau khi hàng loạt ngân hàng lớn của nước này vừa bị đánh giá là đang ở trong tình trạng xấu. S&P cho biết nguyên nhân hãng này hạ mức xếp hạng tín nhiệm của Tây Ban Nha là do tỷ lệ thất nghiệp cao, các điều kiện tài chính khó khăn, sự giảm sút trong các hoạt động kinh tế với các đối tác thương mại chính, cuộc khủng hoảng nợ công tồi tệ ở các khu vực tư nhân cũng như kế hoạch cải cách thị trường lao động mờ nhạt của nước này.
Theo SGGP
Cuộc khủng hoảng nợ đang “leo thang” tại Châu Âu có thể dẫn tới việc bán tháo tài sản tại Châu Á, khiến các ngân hàng nước ngoài cắt giảm việc cho vay ở khu vực và gây xáo trộn thị trường tiền tệ tại đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phân tích.
Việc ra được "Thông cáo báo chí chung" hôm 12/10 và trước đó Trung-Nga ký một loạt thỏa thuận kinh tế trị giá hơn 7 tỷ USD nhân chuyến công du Trung Quốc của Thủ tướng Putin cho thấy, hai nước coi trọng hợp tác thương mại-kinh tế.
Ngày 12-10, Chính phủ Thái Lan đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại 26 trong tổng số 77 tỉnh, thành phố trên toàn quốc do lũ lụt nghiêm trọng làm ngập úng các nông trại và một số nhà máy xay xát gạo ở nhiều khu vực miền Trung nước này, dẫn tới nguy cơ nước này phải trì hoãn xuất khẩu ít nhất 300.000 tấn gạo.
Mỹ cho biết họ vừa phá vỡ âm mưu ám sát đại sứ Ảrập Xêút tại Washington bằng thuốc nổ.
Thủ tướng Nga Vladimir Putin chỉ trích bản án 7 năm tù giam của cựu Thủ tướng Ukraina và cho rằng nó có thể gây nguy hiểm cho mối quan hệ năng lượng giữa Nga và Ukraina.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp Libya (NTC) Mustafa Abdel Jalil ngày 11/10 đã tới thăm thành phố Sirte, nơi quân chính quyền lâm thời Libya đang cố tiêu diệt các ổ đề kháng cuối cùng của lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo bị lật đổ Muammar Gaddafi.