Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hôm qua đã cảnh báo các tên lửa có thể được triển khai ở biên giới châu Âu nếu Mỹ theo đuổi kế hoạch phòng thủ tên lửa của nước này.

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev.
 
Trong bài phát biểu trên truyền hình, ông Medvedev nói Nga có thể triển khai “các hệ thống vũ khí hiện đại” tại Kaliningrad nếu Nga, Mỹ và NATO không đi tới một thoả thuận.

Nhà lãnh đạo Nga nói thêm rằng Mátxcơva có thể rút khỏi thoả thuận vũ khí Start mới đã ký kết với Mỹ.

Phản ứng về tuyên bố trên, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen nói ông “rất thất vọng” về bình luận của Tổng thống Nga.

Washington muốn hoàn thành một hệ thống lá chắn tên lửa vào năm 2020 nhưng Mátxcơva coi ý tưởng này là một mối đe dọa đối với các sức mạnh hạt nhân của mình. Mỹ thì khẳng định lá chắn nhằm bảo vệ khỏi mối đe doạ tên lửa tiềm tàng từ các quốc gia như Iran.

Washington ban đầu định triển khai các phần chính của hệ thống lá chắn tên lửa tại Ba Lan và Cộng hoà Czech dưới các kế hoạch thời Tổng thống Bush.

Nhưng Nga phản đối mạnh mẽ kế hoạch trên và khi Tổng thống Obama nhậm chức, ông đã giảm bớt các tham vọng này. Tuy nhiên, Mátxcơva chưa hài lòng rằng các kế hoạch được sửa đổi sẽ không gây ra mối đe doạ đối với các lợi ích của Nga.

Trên mạng xã hội Twitter, ông Rasmussen viết: “Ý tưởng cho rằng việc triển khai các tên lửa tại khu vực nằm gần liên minh là một biện pháp đáp trả thích hợp thật rất thất vọng.

Hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO chỉ nhằm bảo vệ khỏi các mối đe doạ từ bên ngoài châu Âu chứ không nhằm sự cân bằng”.

Động thái mang tính “tượng trưng”

Cảnh báo của nhà lãnh đạo Nga được đưa ra sau khi Mỹ ngày 22/11 tuyên bố nước này sẽ ngừng chia sẻ với Nga thông tin về các lực lượng quân sự phi hạt nhân tại châu Âu.

Thông tin vốn được cung cấp cho Mátxcơva theo hiệp ước Các lực lượng thông thường tại châu Âu (CFE).

Nga đã ngừng tham gia hiệp ước năm 2007, nhưng Washington vẫn tiếp tục cung cấp dữ liệu trong khi các cuộc đàm phán về phòng thủ tên lửa diễn ra.

Các nhà phân tích cho rằng động thái của Mỹ cơ bản chỉ mang tính tượng trưng, mặc dù Bộ ngoại giao Mỹ cho hay bước đi này là nhằm đưa Nga trở lại bàn đàm phán.

Tổng thống Mỹ Obama và người đồng cấp Nga Medvedev đã ký hiệp ước Start mới - nhằm giảm kho hạt nhân của hai nước - hồi tháng 4/2010. Hiệp ước cũng được Thượng viện Mỹ phê chuẩn hồi tháng 12 cùng năm.

Hiệp ước được ông Obama miêu tả là thoả thuận quan trọng nhất trong gần 2 thập niên, do đó nếu Nga rút khỏi thoả thuận này thì nó sẽ là một đòn giáng mạnh vào quan hệ giữa 2 nước.

 

                                                                         Theo Dantri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Các nghi can bị bắt cùng số tiền tang vật.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

“Siêu ủy ban” giảm thâm hụt Quốc hội Mỹ thất bại: Bế tắc vì thuế nhà giàu!

“Siêu ủy ban” Quốc hội Mỹ, vốn có trách nhiệm tìm giải pháp giảm thâm hụt, đã thất bại do bất đồng sâu sắc giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. Chính phủ Mỹ lại đối mặt với nguy cơ bị cắt giảm 1.200 tỉ USD ngân sách.

Nga cảnh báo việc phương Tây khiêu khích Syria

Phát biểu tại Mátxcơva chiều 21/11 trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Kazakhstan Erzhan Kazykhanov, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nêu rõ việc phương Tây kêu gọi phe đối lập Syria không chấp nhận đối thoại với chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad là hành động khiêu khích chính trị có quy mô quốc tế.

Iran dọa biến Israel thành “thùng rác của lịch sử”

Hãng thông tấn Fars của Iran hôm nay dẫn lời một chỉ huy cấp cao của Lực lượng vệ binh Cách mạng cho biết, Iran thách Israel tấn công nước này, bởi “đáp trả” của Iran sẽ khiến nhà nước Do Thái thành “thùng rác của lịch sử”.

Gadhafi "con" trả lời phỏng vấn sau khi bị bắt

Sau khi bị bắt, con trai của cựu lãnh đạo Libya Muammar Gadhafi đã có cuộc trả lời phỏng vấn ở thành phố Zintan vào ngày hôm qua, 20/11. Anh ta đã nói về vụ tấn công khiến anh ta bị thương và vì sao anh ta được đưa tới Zintan để chữa trị.

Thái hủy kế hoạch ân xá có lợi cho Thaksin

Chính phủ Thái Lan vừa rút lại kế hoạch ân xá cho cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra sau khi vấp phải sự phản đối gay gắt từ phe đối lập.

Nợ công tại Hy Lạp và Italia: Đồng Euro sẽ suy yếu

Mặc dù tân chính phủ của Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos vừa công bố ngân sách năm 2012 và tân Thủ tướng Italia Mario Monti đã vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Thượng và Hạ viện, nhưng giới chuyên môn vẫn lo ngại về những bất ổn đã và đang xảy ra trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Lo lắng này càng được củng cố sau cảnh báo của Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) Robert Zoellick.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục