Thủ tướng Nga Putin đi bỏ phiếu hôm 4/12.
Ngoại trưởng Mỹ đã nêu “những vấn đề” quanh cuộc bầu cử Hạ viện Nga tại hội nghị bộ trưởng Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Nga lập tức gọi đây là động thái “không thể chấp nhận được”.
Lên tiếng tại cuộc họp cấp bộ trưởng của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tại Vilnius (Lithuania) ngày 6/12, bà Hillary Clinton hối thúc Nga “hãy hành động như những đề nghị do OSCE đưa ra về cuộc bầu cử Hạ viện (Duma) hôm 4/12”.
Bà nói: “Chúng tôi quan tâm nghiêm trọng về cung cách tiến hành cuộc bầu cử. Có những chính đảng độc lập đã bị từ chối không cho đăng ký. Báo cáo ban đầu của OSCE trưng dẫn những toan tính độn phiếu vào thùng phiếu trong ngày bầu cử, thay đổi danh sách cử tri và những lề lối gây lo ngại khác nữa”.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga cũng cùng tham dự hội nghị này.
Nga ngay sau đó đã tuyên bố, chỉ trích của Mỹ về cuộc bầu cử Đuma Quốc gia (Hạ viện) Nga với thắng lợi thuộc về Đảng Nước Nga Thống nhất của Thủ tướng Vladimir Putin là "không thể chấp nhận".
Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh: “Những tuyên bố liên quan đến cuộc bầu cử lập pháp cũng như những bình luận tương tự của các đại diện Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ là không thể chấp nhận… Hy vọng Washington sẽ không đưa ra những lời công kích dồn dập không thân thiện trong tương lai”.
Theo mạng tin Voice of Russia, cuộc bầu cử Duma Quốc gia Nga diễn ra vào ngày 4/12 đã đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và luật bầu cử Liên bang Nga. Đó là đánh giá của các quan sát viên quốc tế.
Các chuyên gia nói rằng không thể tránh được một số vi phạm, nhưng chủ yếu là vi phạm có tính chất kỹ thuật và không ảnh hưởng đến kết quả bỏ phiếu.
Theo số liệu sơ bộ của Ủy ban bầu cử trung ương, Đảng Nước Nga Thống nhất được gần 50% phiếu bầu. Đây sẽ là đảng đa số trong hạ viện, chiếm 238 trong số 450 ghế.
Đứng thứ hai là Đảng Cộng sản, gần 20% số phiếu, 92 ghế. Đảng Nước Nga Công bằng chiếm 13% số phiếu và 64 ghế trong quốc hội.
Đảng Dân chủ Tự do chiếm 56 ghế. Ba đảng khác Quả táo, Sự nghiệp Chính nghĩa và Yêu nước Nga không đủ 7% phiếu để vào nghị viện.
Ngày 19/12, Ủy ban bầu cử Trung ương sẽ công bố kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử và đến cuối năm nay sẽ lập ra thành phần mới của Duma quốc gia Nga.
Theo Dan Tri
Theo Roi-tơ, ngày 5-12, Tổng thống Pháp N.Xác-cô-di và Thủ tướng Ðức A.Méc-ken đã họp cấp cao tại Pa-ri (Pháp) tìm sự đồng thuận về các đề xuất nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ trong Khu vực đồng ơ-rô (Eurozone) trước thềm Hội nghị cấp cao Liên hiệp châu Âu (EU) sẽ diễn ra tại Bỉ ngày 9-12 tới. Ðức ủng hộ tăng quyền kiểm soát cho EU, trong khi Pháp mong muốn giữ chủ quyền quốc gia nhiều hơn.
Mới đây, Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma đã gặp Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Ðại Tây Dương (NATO) A.Ph.Ra-xmu-xen tại Nhà trắng bàn kế hoạch rút quân khỏi Áp-ga-ni-xtan. Trong bối cảnh Oa-sinh-tơn cũng tuyên bố sẽ rút hoàn toàn quân đội Mỹ khỏi I-rắc vào cuối năm nay, nhiều nhà phân tích cho rằng, sau các kế hoạch rút quân này, Mỹ tìm cách điều chỉnh và tái bố trí lực lượng của mình tại khu vực.
Ngày 5-12, Ủy ban Bầu cử trung ương (SIK) Nga đã công bố kết quả sơ bộ bầu cử Duma quốc gia (Hạ viện) Nga khóa VI sau khi kiểm gần 99% số phiếu. Theo đó, đảng cầm quyền Nước Nga Thống nhất (UR) đã giành thắng lợi với 49,54% số phiếu ủng hộ, đạt đa số ghế (238/450). Đứng thứ hai là Đảng Cộng sản LB Nga (KPRF) với 19,16% số phiếu. Đảng Nước Nga Công bằng (SR) nhận được 13,22% và Đảng Dân chủ Tự do (LDPR) giành được 11,66% số phiếu.
Các nhà hoạt động cho biết hàng vạn người đã tuần hành trong các cuộc biểu tình trên khắp Syria vào ngày 2/12 kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập một vùng đệm để bảo vệ dân thường, trong bối cảnh lực lượng an ninh giết chết thêm ít nhất năm người nữa.
Sáu ngân hàng đứng đầu thế giới hôm 30-11 đã tuyên bố một nỗ lực phối hợp giúp các ngân hàng nước ngoài vay và cho vay dễ dàng hơn nhằm vực dậy kinh tế toàn cầu và giúp châu Âu có thêm thời gian để đối phó với các khoản nợ.
Trong cuộc tiếp xúc với tổng thống Myanmar Thein Sein tại Naypyidaw hôm qua 1/12, Ngoại trưởng Mỹ khuyến khích chính quyền nước này tiếp tục công cuộc cải tổ, nhưng cho rằng còn quá sớm để xóa bỏ chính sách trừng phạt Myanmar.