Người dân ở Bình Nhưỡng khóc thương ông Kim Jong Il.

Người dân ở Bình Nhưỡng khóc thương ông Kim Jong Il.

Hiếm có một chân dung chính trị nào bí ẩn như của Chủ tịch Kim Jong Il. Truyền thông phương Tây mô tả ông là “bí hiểm”, “không thể dự đoán nổi”.

 

Hình ảnh này có phần thay đổi từ sau hội nghị thượng đỉnh liên Triều vào tháng 6-2000. Với Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung, nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên “đã tỏ rõ là người sáng suốt” và ông ta “rất có ý thức là cần phải cải cách”. Đây cũng là nhận xét của cựu ngoại trưởng Mỹ, bà Madeleine Albright, khi nói chuyện với ông Kim Jong Il tại Bình Nhưỡng vào tháng

10-2000. “Ông ta khiến tôi sửng sốt về sự cảm nhận thực tế và về sự quyết đoán của ông ta”. Trong chuyến thăm lần thứ hai đến CHDCND Triều Tiên vào năm 2004, Thủ tướng Nhật J.Koizumi đã mô tả ông là “một con người thông minh”, “sẵn sàng nói đùa”.

Trong khi đó, báo chí và người dân CHDCND Triều Tiên đều gọi ông là “lãnh tụ yêu quý”. Ở tất cả các gia đình hay cơ quan đều treo trang trọng bức chân dung của ông bên cạnh cha mình.

Sử dụng con bài hạt nhân, ông Kim đã duy trì được ảnh hưởng và cân bằng vị trí trên bàn đàm phán với các bên. Giáo sư Graham Allison thuộc Đại học Harvard (Mỹ) nhận định: “Khi người ta viết lại lịch sử thời này, điểm số sẽ là Kim: 8, Bush: 0”.

Dáng người thấp đậm, báo chí thế giới hay mô tả ông thích đi giày nâng gót để tăng chiều cao, chuộng đeo kính mát quá cỡ so với mặt. Ông rất thích điện ảnh. Ông có bộ sưu tập 20.000 đĩa phim nước ngoài, trong đó có đủ bộ điệp viên James Bond.

Theo tài liệu của Triều Tiên, ông Kim sinh năm 1942 trong một lán trại bí mật của du kích chống Nhật đang nằm dưới sự chỉ huy của cha ông ở núi thiêng Paektu, CHDCND Triều Tiên. Không có nhiều chi tiết về thời điểm ông lớn lên, ngoại trừ thông tin chính thức là ông tốt nghiệp khoa chính trị học và kinh tế học ở trường đại học được đặt theo tên cha mình vào năm 1964.

Ngay sau khi ra trường, ông Kim bắt đầu làm việc tại Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên (WPK). Năm 1973, ông được bầu làm bí thư WPK. Khi còn ít tuổi, sáng sáng ông đều đến vấn an cha, giúp cha đi giày cho tới lúc được bầu vào Bộ Chính trị khi 32 tuổi vào năm 1974. Ông rất ít khi xuất hiện nơi công cộng hay phát biểu. Khi nói, ông có giọng cao và vẻ hiền lành của cha mình.

Tháng 8-1997, ông Kim trở thành tổng bí thư WPK và đảm nhiệm cương vị phó chủ tịch Quốc hội Triều Tiên các khóa từ năm 1982 - 1998. Ông làm tư lệnh tối cao quân đội nhân dân Triều Tiên từ tháng 12-1992 đến tháng 4-1993. Khi lên lãnh đạo đất nước, ông tiếp nối quan điểm lãnh đạo “tự lực tự cường” và độc lập của cha

 

                                                                   Theo TuoiTre

Các tin khác


Tổng thống Iran Raisi thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng

Một quan chức Iran xác nhận Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã thiệt mạng sau khi chiếc trực thăng chở ông gặp nạn ở vùng núi gần biên giới Azerbaijan.

Cộng đồng quốc tế phản ứng về vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Ngày 20/5, thông tin từ nhà chức trách Iran cho biết một chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian bị rơi vào ngày 19/5 khi đang bay qua địa hình núi trong sương mù dày đặc khi vừa kết thúc chuyến thăm Azerbaijan.

Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục