Tại hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) ngày 30-1, các nhà lãnh đạo EU đã thừa nhận để thoát khỏi khủng hoảng, thắt lưng buộc bụng là không đủ mà phải đầu tư để tăng trưởng, tránh suy thoái.

Người Bỉ xuống đường biểu tình ở thành phố Brussels để phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng - Ảnh: Reuters

Hội nghị EU diễn ra tại Brussels đúng vào lúc giao thông toàn nước Bỉ rơi vào hỗn loạn. Ba nghiệp đoàn lao động lớn tổ chức đình công để phản đối kế hoạch cắt giảm ngân sách 12 tỉ euro (15 tỉ USD) năm 2012 của chính phủ. AFP mô tả các hệ thống tàu cao tốc, dịch vụ xe buýt, tàu điện ngầm... đồng loạt ngưng trệ. Các bưu điện, hải cảng, trường học, cửa hàng... đóng cửa.

Trong khi đó tại hội nghị, lần đầu tiên các nhà lãnh đạo EU thừa nhận các biện pháp thắt lưng buộc bụng mà cả châu Âu đang thực hiện là không đủ để chống khủng hoảng nợ. Trước đó, giới chuyên gia từng cảnh báo giảm chi tối đa sẽ đẩy các nền kinh tế èo uột trong khối đồng euro vào hố sâu suy thoái. Mô hình Ireland là bằng chứng rõ ràng: giảm chi, tăng thuế dẫn tới GDP sụt giảm nghiêm trọng, nợ vẫn tăng cao. Kết quả khảo sát cho thấy nền kinh tế Bồ Đào Nha và Hi Lạp sẽ sụt giảm hơn 3% trong năm 2012 do hậu quả của chính sách thắt lưng buộc bụng khổ hạnh. GDP của Tây Ban Nha sẽ duy trì ở mức thấp trong hai năm tới.

“Cắt giảm thông minh”

Dự thảo thông cáo chung của hội nghị EU kêu gọi các nước khu vực thúc đẩy tăng trưởng và tạo công ăn việc làm. Reuters cho biết EU dự kiến đầu tư khoảng 20 tỉ euro (26,4 tỉ USD) từ các quỹ chưa sử dụng trong ngân sách 2007-2013 vào các chương trình tạo công ăn việc làm cho người lao động trẻ.

Ủy ban châu Âu (EC) cho biết EU vẫn còn tổng cộng 82 tỉ euro (108 tỉ USD) để hỗ trợ các nước thúc đẩy tăng trưởng và việc làm. EU cam kết tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn ngân hàng. Ở EU hiện có hơn 23 triệu người thất nghiệp. Khi hạ bậc tín nhiệm chín nước khối đồng euro hồi đầu tháng, Standard & Poor’s nhấn mạnh chỉ thắt lưng buộc bụng là con đường “tự mình đánh bại mình”.

EC nhấn mạnh các nước khối đồng euro cần cắt giảm ngân sách một cách “thông minh” để tạo ra không gian cho tăng trưởng kinh tế. Các nhà kinh tế cho rằng châu Âu đang thay đổi quan điểm sau hai năm thắt lưng buộc bụng. Nhưng sẽ khó có những thay đổi nhanh chóng. “Rất hứa hẹn, nhưng ở thời điểm này nó chưa dẫn tới các biện pháp (thúc đẩy tăng trưởng) tức thời” - báo New York Times dẫn lời chuyên gia Nicolas Veron thuộc Viện nghiên cứu Bruegel (Bỉ).

Khởi động quỹ giải cứu

Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo EU thông qua việc thành lập quỹ giải cứu Cơ chế ổn định châu Âu (ESM) 500 tỉ euro (656 tỉ USD). ESM sẽ đi vào hoạt động từ tháng 7 và thay thế Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) 300 tỉ euro (397 tỉ USD) vốn sẽ ngừng hoạt động vào năm tới. Theo báo Wall Street Journal, nhiều quan chức và chuyên gia đang đề nghị đẩy tổng vốn của ESM, được xem là “bức tường lửa” nhằm ngăn chặn khủng hoảng lây lan, lên 1.000 tỉ euro (1.321 tỉ USD).

Hội nghị cũng thảo luận kế hoạch thành lập “liên minh tài chính” giữa các nước EU để thống nhất chính sách tài khóa. Hi Lạp hiện vẫn là mối lo ngại lớn nhất đối với châu Âu. Reuters cho biết đến ngày 30-1, Chính phủ Hi Lạp vẫn chưa thương lượng xong với các nhà đầu tư tư nhân về việc xóa nợ 100 tỉ euro (132 tỉ USD) cho Athens. Không có thỏa thuận xóa nợ này, EU và Quỹ Tiền tệ quốc tế sẽ không cấp khoản cứu trợ thứ hai 130 tỉ euro (172 tỉ USD) cho Hi Lạp. Bộ trưởng tài chính Đức Wolfgang Schäuble mới đây đã thẳng thừng cảnh báo: “Nếu Hi Lạp không thực hiện các quyết định cần thiết (để cải tổ kinh tế), sẽ không có tiền”.

 

                                                               Theo Báo Tuoitre

Các tin khác

Bạo loạn bùng phát mạnh trở lại ở ngoại vi thủ đô Damascus trong ngày cuối tuần.
Không có hình ảnh
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Không có hình ảnh

6 phái bộ ngoại giao Israel nhận phong bì chứa bột trắng

Ngày 23/1, sáu phái bộ ngoại giao của Israel ở Mỹ và châu Âu đã đồng loạt nhận được bì thư chứa bột trắng có ghi chữ "bệnh than".

Nghịch lý quanh chú mèo triệu phú

Việc nhà tạo mốt người Anh McQueen năm 2010 để lại cho đám vật nuôi của mình 50 nghìn Bảng Anh bỗng trở thành trò cười nếu so với ý nguyện cuối cùng của nữ triệu phú Italia để lại cho chú mèo Tommasino 10 triệu Euro. Trong khi đó, hàng năm thế giới có 1 tỷ người đang đói.

“Đã khởi động lại cuộc đàm phán 6 bên về hạt nhân Triều Tiên”

Đó là nội dung tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ về kết quả cuộc đàm phán của đại diện Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản vừa kết thúc ở Washington: 3 bên cho rằng hiện nay đã mở đường nối lại cuộc đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Iran “sẽ đóng cửa eo biển Hormuz”, Mỹ “sẵn sàng đối phó”

Iran sẽ đóng cửa eo biển Hormuz để đáp lại những đe dọa an ninh từ Mỹ - đại sứ Iran tại Nga tuyên bố, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định Mỹ hoàn toàn sẵn sàng để đương đầu với mọi đe dọa của Iran về việc đóng cửa eo biển này.

Bà Aung San Suu Kyi tranh cử quốc hội

Bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo Liên đoàn Dân tộc dân chủ Myanmar, ngày 18-1 đã chính thức đăng ký tranh cử một ghế ở quốc hội nước này, theo Đài truyền hình Mỹ CNN.

LHQ hối thúc hành động đối với Syria

Liên Hiệp Quốc (LHQ) trong những ngày tới sẽ bắt đầu đào tạo các quan sát viên của Liên đoàn Ả Rập (AL) nhằm giúp họ đánh giá cuộc đàn áp đẫm máu tại Syria, như người phát ngôn của LHQ cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục