Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un đe dọa sẽ tấn công trả đũa mạnh mẽ vào kẻ thù xâm lược, dù chỉ xâm phạm 0,001 mm vào vùng biển thuộc chủ quyền của Triều Tiên.
Truyền thông quốc gia Triều Tiên cho biết hôm 26-2, một ngày trước các cuộc tập trận thường niên giữa Hàn Quốc và Mỹ mà Bình Nhưỡng gọi là diễn tập xâm lược.
Kim Jong Un, chỉ huy tối cao của quân đội 1.2 triệu người đã ban hành chỉ thị đến binh lính trong chuyến viếng thăm một đơn vị quân đội ở tuyến đầu, bao gồm cả đơn vị đã nã pháo vào đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc năm 2010, theo Cơ quan Tin tức Trung ương Hàn Quốc (KCNA).
Theo KCNA, “Ông ra lệnh thực hiện một cuộc tấn công trả đũa mạnh mẽ vào kẻ thù xâm lược, dù chỉ xâm phạm 0,001 mm vào vùng biển thuộc chủ quyền của Triều Tiên”.
Hàn Quốc và các quan chức Mỹ cho biết cuộc tập trận kéo dài 12 ngày chủ yếu thực hiện trên máy tính mô phỏng chiến tranh, mục đích tăng tính phòng thủ sẽ bắt đầu vào thứ hai (27-2).
KCNA cho hay nỗi sợ về chiến tranh đang ngày càng tăng cao trên bán đảo Triều Tiên, nguyên nhân là các cuộc tập trận mà Triều Tiên gọi là “cuộc chiến tranh xâm lược mới”. Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên đe dọa vào hôm thứ bảy (25-2) là sẽ tiến hành “một cuộc chiến thiêng liêng” vì các cuộc tập trận.
Lãnh đạo Kim còn đến thăm tiểu đoàn quân đội chịu trách nhiệm về vụ pháo kích làm 4 lính Hàn Quốc thiệt mạng năm 2010 trên đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc và “đánh giá cao những chiến công” của các thành viên trong triểu đoàn.
Theo Báo Tienphong
Ấn Độ khẳng định nước này hoàn toàn có khả năng bảo vệ quyền lợi quốc gia ở khu vực đang tranh chấp với Trung Quốc. Bắt đầu từ ngày 20.2, Ấn Độ triển khai các hoạt động chào mừng 25 năm thành lập bang cực đông Arunachal Pradesh (Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng). Theo hãng tin ANI, trong bài phát biểu đưa nhân dịp này, Bộ trưởng Quốc phòng A.K.Antony khẳng định nơi đây là một phần không thể tách rời của Ấn Độ. “Ấn Độ đang tăng cường năng lực phòng thủ tại khu vực biên giới và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở đây. Điều tôi muốn làm rõ là lực lượng an ninh hoàn toàn có thể bảo vệ lợi ích quốc gia của chúng ta”, ông Antony khẳng định.
Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Mỹ nhằm thúc đẩy quan hệ quân sự giữa hai nước, một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng hôm qua cho biết, sau chuyến thăm Mỹ của Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và gặp gỡ với các quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc.
Tin về cái chết của hai nhà báo người Anh và người Mỹ thiệt mạng tại Syria trong ngày giao tranh ác liệt hôm 21/2 ở thành phố Homs đã gây chấn động trong dư luận ở Anh, Mỹ. Một loạt chính phủ phương Tây đã lên tiếng.
Trung Quốc muốn có được hệ thống phòng thủ tên lửa mới của Nga S-400 Triumph vào năm 2015, nhưng tạm thời hiện nay Mátxcơva đang xem xét khả năng cung cấp cho Bắc Kinh loại máy bay tiêm kích đa chức năng Su-35.
Ngày 21/2, Lầu Năm Góc khẳng định không có dấu hiệu nào cho thấy hai tàu chiến Iran đã cập cảng Syria hồi cuối tuần qua.
* Yemen bầu cử tổng thống AFP đưa tin, người dân thành phố Misrata – thành phố lớn thứ ba ở Libya đã đi bỏ phiếu bầu ra thành viên hội đồng thành phố. Đây là cuộc bầu cử địa phương đầu tiên ở Libya kể từ khi chế độ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi bị lật đổ. Sự kiện được đánh giá là cột mốc quan trọng của thời kỳ hậu Gaddafi vì cuộc bầu cử được cho là có sự chuẩn bị khá kỹ lưỡng.