Các nước nhóm G-20 đang xem xét khả năng giảm mức nhập khẩu dầu mỏ của Iran và tăng cường những biện pháp trừng phạt tài chính chống lại đất nước này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner hôm qua tuyên bố trong khi giá dầu thế giới tăng vọt.
Phát biểu tại cuộc họp báo trong khuôn khổ cuộc gặp của các Bộ trưởng Tài chính và lãnh đạo ngân hàng trung ương các nước G-20, ông Timothy Geithner cho rằng những động thái xiết chặt trừng phạt trong quan hệ với Iran “cần phát huy tác dụng ngăn chặn việc nước này thực hiện chương trình hạt nhân”. Ông này cũng cho rằng G-20 sẽ có thể bù đắp khối lượng dầu mỏ thông qua những nguồn cung cấp thay thế. Ngoài ra, Bộ trưởng Geithner thông báo những hạn chế tài chính áp dụng với Iran đã đạt thành công. Mỹ và hàng loạt nước phương Tây khác cáo buộc Iran nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân dưới vỏ bọc chương trình năng lượng hạt nhân hòa bình. Còn Iran cho biết chương trình hạt nhân của mình có mục tiêu hòa bình và bác bỏ những mối quan tâm của Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế là Iran đang cố chế tạo một quả bom hạt nhân. Trong khi đó, những lo ngại về những căng thẳng đang gia tăng xung quanh chương trình hạt nhân của Iran đã khiến giá dầu mỏ tăng lên mức kỷ lục. Cuối tuần trước, dầu thô trên thị trường New York tăng 7 phiên giao dịch liên tiếp, kết thúc trong tuần với giá 109,77 USD/thùng, cao nhất trong vòng 9 tháng. Dầu thô Brent bán trên thị trường London lên đến 125,47 USD/thùng. Theo Dantri
Nhà phân tách dầu Mỹ Stephen Schork nói giá dầu có thể tiếp tục gia tăng. Ông nói thêm các nhà buôn lo ngại những nỗ lực của Mỹ, Israel và châu Âu ngăn chặn Iran chế tạo vũ khí hạt nhân có thể xấu hơn và trở thành một cuộc chiến tranh mới tại Trung Đông.
Iran ngưng bán dầu cho Anh và Pháp trước đây trong tuần và dọa ngưng bán dầu cho các nước châu Âu khác, trước một lệnh cấm vận dầu Iran của Liên hiệp châu Âu có hiệu lực ngày 1/7.
Ngày 24/2, một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đích thân gửi thư cho Tổng thống Hamid Karzai xin lỗi chính phủ và người dân Afghanistan về vụ lính Mỹ đốt một số cuốn Kinh Koran linh thiêng của người Hồi giáo, Nhà Trắng đã phải lên tiếng giải thích về mục đích của bức thư này.
Dù vẫn tuyên bố ưu tiên giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng tại Syria, Mỹ đang chuẩn bị cho mọi kịch bản, kể cả triển khai quân.
Ấn Độ khẳng định nước này hoàn toàn có khả năng bảo vệ quyền lợi quốc gia ở khu vực đang tranh chấp với Trung Quốc. Bắt đầu từ ngày 20.2, Ấn Độ triển khai các hoạt động chào mừng 25 năm thành lập bang cực đông Arunachal Pradesh (Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng). Theo hãng tin ANI, trong bài phát biểu đưa nhân dịp này, Bộ trưởng Quốc phòng A.K.Antony khẳng định nơi đây là một phần không thể tách rời của Ấn Độ. “Ấn Độ đang tăng cường năng lực phòng thủ tại khu vực biên giới và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở đây. Điều tôi muốn làm rõ là lực lượng an ninh hoàn toàn có thể bảo vệ lợi ích quốc gia của chúng ta”, ông Antony khẳng định.
Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Mỹ nhằm thúc đẩy quan hệ quân sự giữa hai nước, một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng hôm qua cho biết, sau chuyến thăm Mỹ của Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và gặp gỡ với các quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc.
Tin về cái chết của hai nhà báo người Anh và người Mỹ thiệt mạng tại Syria trong ngày giao tranh ác liệt hôm 21/2 ở thành phố Homs đã gây chấn động trong dư luận ở Anh, Mỹ. Một loạt chính phủ phương Tây đã lên tiếng.
Trung Quốc muốn có được hệ thống phòng thủ tên lửa mới của Nga S-400 Triumph vào năm 2015, nhưng tạm thời hiện nay Mátxcơva đang xem xét khả năng cung cấp cho Bắc Kinh loại máy bay tiêm kích đa chức năng Su-35.