Dầu Iran đáp ứng đáng kể nhu cầu năng lượng và nhiên liệu của Ấn Độ.

Dầu Iran đáp ứng đáng kể nhu cầu năng lượng và nhiên liệu của Ấn Độ.

Mỹ có thể đi đến quyết định trừng phạt Ấn Độ nếu đồng minh quan trọng này không giảm nhập khẩu dầu từ Iran.

 

Bloomberg ngày 15.3 dẫn lời một số quan chức giấu tên cho hay họ đang lo ngại Ấn Độ đang vi phạm quy định của Mỹ về hạn chế các khoản thanh toán dầu cho Iran. Theo giới chức Washington, Ấn Độ vẫn chưa giảm nhập khẩu dầu từ Iran và điều này có thể buộc Tổng thống Barack Obama ký lệnh trừng phạt New Delhi vào ngày 28.6. Nếu điều này thành sự thật thì Ấn Độ sẽ bị cấm tiếp cận hệ thống ngân hàng Mỹ để thực hiện các giao dịch quốc tế.

Số liệu từ Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ cho thấy Ấn Độ là khách hàng lớn thứ ba của Iran sau Trung Quốc và Nhật Bản, mua bình quân 328.000 thùng dầu mỗi ngày trong 6 tháng đầu năm 2011. Trong thời gian qua, Mỹ liên tục thúc giục các đồng minh cắt giảm nhập khẩu dầu của Iran để trừng phạt nước này liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước CH Hồi giáo và đề nghị chuyển qua mua dầu của Iraq và Ả Rập Xê Út. Tuy nhiên, Ấn Độ đến nay vẫn chưa tỏ dấu hiệu đồng ý còn Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang rất chần chừ. Mặc dù vậy, Bloomberg dẫn lời một số nguồn tin cấp cao từ New Delhi cho hay chính phủ Ấn Độ cũng đã yêu cầu các công ty quốc doanh tìm nguồn cung thay thế và giảm dần phụ thuộc vào Iran.

Giới quan sát nhận định không biết Ấn Độ sẽ nhượng bộ Mỹ đến đâu và lượng dầu nước này cắt giảm có đạt mức 15% như ý của Washington hay không. Vì vậy, khả năng Ấn Độ bị Mỹ trừng phạt không thể bị loại trừ. Một câu hỏi khác cũng được đặt ra là hành động cấm vận nếu có của Mỹ sẽ ảnh hưởng ra sao đến quan hệ toàn cục trong khi Washington rất cần đồng minh Nam Á trong chiến lược trở lại châu Á - Thái Bình Dương.

Về phần mình, Iran hôm qua cáo buộc phương Tây sử dụng dầu mỏ như một công cụ chính trị để kìm hãm chương trình hạt nhân của mình. Cùng ngày, báo Kommersant đưa tin Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã yêu cầu người đồng cấp Nga Sergei Lavrov chuyển lời cảnh báo cho Iran rằng cuộc đàm phán sắp tới sẽ là cơ hội cuối cùng để nước này tránh một cuộc chiến tranh.

Trong một diễn biến khác, Tổng tham mưu trưởng quân đội Israel Benjamin Gantz ngày 15.3 bắt đầu chuyến thăm Mỹ và Canada với trọng tâm thảo luận là về vấn đề Iran, theo AFP. Đến nay, Washington và nhiều bên khác vẫn đang cố gắng thuyết phục Tel Aviv hoãn ý định tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran.

 

                                                      Theo ThanhNien

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (phải) và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov.
Không có hình ảnh
Hình ảnh căn cứ quân sự tại Parchin chụp từ ảnh vệ tinh.

Đường sắt cao tốc Trung Quốc: Lại báo động chất lượng

Trung Quốc chưa từng che giấu tham vọng xuất khẩu công nghệ đường sắt cao tốc ra khắp thế giới. Nhưng hàng loạt vụ tai nạn tàu cao tốc và tham nhũng đang khiến các khách hàng nước ngoài lo ngại.

Israel bị nã 240 rocket, tiếp tục không kích Gaza ác liệt

Bạo lực bước sang ngày thứ 4 liên tiếp giữa Israel và các phần tử vũ trang Palestine ở Dải Gaza đã chứng kiến số rocket bị nã xuống miền nam Israel tăng lên 240 trong khi số người Palestine thiệt mạng vì các cuộc không kích của Israel lên tới 25.

Mỹ có thể tiết lộ dữ liệu mật tên lửa cho Nga

Washington tuyên bố sẵn sàng tiết lộ cho Moscow những thông tin mật về lá chắn phòng thủ tên lửa được triển khai tại châu Âu, một động thái được cho là có thể giải quyết bế tắc đang tồn tại.

Vụ lính Mỹ xả súng giết 16 dân thường Afghanistan qua ảnh

Trong số 16 nạn nhân trong vụ xả súng do một binh sĩ Mỹ gây ra tại Afghanistan hôm qua có tới 9 trẻ em. Một số thi thể đã bị đốt cháy.

Tranh cãi về điện hạt nhân ở Nhật sau sóng thần

Sau khủng hoảng hạt nhân Fukushima, chỉ còn hai trong số 54 lò phản ứng thương mại của Nhật Bản còn hoạt động, trong khi cuộc cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích mà điện hạt nhân mang lại đang khiến chính phủ cũng như người dân đau đầu.

Trung Quốc bác tin mua 48 máy bay Su-35 của Nga

Hãng RIA Novosti ngày 9/3 dẫn nguồn tin từ cơ quan báo chí Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng việc báo chí Nga đưa tin Mátxcơva và Bắc Kinh đã ký hợp đồng về việc Trung Quốc mua 48 máy bay Su-35 của Nga là không đúng với thực tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục