Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Mỹ Obama hội đàm bên lề G20 ở Mexico hôm 18/6.

Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Mỹ Obama hội đàm bên lề G20 ở Mexico hôm 18/6.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua cho rằng cuộc tranh cãi về vấn đề phòng thủ tên lửa giữa Nga và Mỹ sẽ không được giải quyết bất chấp việc Tổng thống Barack Obama có tái đắc cử vào tháng 11 hay không.

 

Nhà lãnh đạo Nga đưa ra nhận định trên khi tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại khu nghỉ dưỡng Los Cabos, Mexico.

“Mỹ đã theo đuổi việc thiết lập một hệ thống phòng thủ tên lửa riêng trong hơn 1 năm qua và tôi không nhận thấy bất kỳ điều gì có thể thay đổi cách tiếp cận của nước này”, ông Putin phát biểu trước báo giới.

“Tôi nghĩ vấn đề lá chắn tên lửa sẽ không được giải quyết dù ông Obama có tái đắc cử hay không”, ông nhận định.

Tổng thống Nga nói tình hình chỉ thay đổi nếu Mỹ đồng ý xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa chung với Nga và Liên minh châu Âu.

“Điều này đồng nghĩa với việc tất cả 3 bên cùng phát triển hệ thống đó và có thể cùng đánh giá các mối đe doạ, kiểm soát hệ thống và đưa ra các quyết định về mục đích của nó”, ông Putin nói.

Nga và NATO đã nhất trí hợp tác về hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu tại hội nghị thượng đỉnh Lisbon hồi tháng 11/2010. NATO cho rằng nên có 2 hệ thống độc lập để trao đổi thông tin, trong khi Nga nghiêng về phương án một hệ thống chung với khả năng tương tác toàn diện.

Ng đã phản đối mạnh mẽ kế hoạch của Mỹ nhằm triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa gần biên giới nước này, khẳng định chúng có thể là một mối đe doạ an ninh.

Trong khi đó, Mỹ và NATO khẳng định lắ chắn nhằm bảo vệ các thành viên NATO khỏi các tên lửa từ Triều Tiên và Iran và không nhằm trực tiếp vào Nga.

Mátxcơva muốn nhận được sự đảm bảo pháp lý từ Washington rằng lá chắn tên lửa châu Âu không nhằm vào lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga.

Quân đội và các lãnh đạo chính trị Nga đã nhiều lần cảnh báo các đối tác phương Tây rằng nếu các cuộc đàm phán về lá chắn tên lửa thất bại, Mátxcơva sẽ thực hiện một loạt các biện pháp, trong đó có việc triển khai các tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tại vùng Kaliningrad giáp giới Ba Lan.

 

                                                                      Theo Dantri

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Hàng loạt vụ đánh bom ở I-rắc gây thương vong lớn

Theo các hãng tin Tân Hoa xã và AP, ngày 13-6, tại nhiều khu vực ở I-rắc đã xảy ra hàng hoạt vụ tiến công và đánh bom đẫm máu nhằm vào lực lượng an ninh và những người hành hương Hồi giáo dòng Si-ít, khiến hơn 60 người chết và hơn 100 người bị thương.

Trung Quốc dùng vũ khí kinh tế đối với Philippines

Cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông nay đã chuyển sang lĩnh vực kinh tế, với những hậu quả không chỉ giới hạn trong cuộc “chiến tranh chuối" giữa hai nước.

“Iran thuộc tốp 10 cường quốc quân sự”

Bộ trưởng Quốc phòng Iran Ahmad Vahidi ngày 10-6 khẳng định nước này đang nằm trong nhóm 10 nước mạnh nhất thế giới về năng lực quốc phòng.

Pháp: Bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan từ tháng 7

Tiến trình rút quân của Pháp khỏi “chảo lửa” Afghanistan sẽ khởi động từ tháng 7 tới và dự kiến hoàn tất việc này trước cuối năm nay - Tổng thống Pháp Franois Hollande thông báo.

125 tỷ USD cứu trợ Tây Ban Nha

Ngày 10-6, Thủ tướng Tây Ban Nha hoan nghênh quyết định của các bộ trưởng tài chính trong khu vực đồng euro về gói cứu trợ trị giá 100 tỷ euro (125 tỷ USD) để cứu vãn các ngân hàng bị khủng hoảng vì bong bóng bất động sản nổ tung.

Thêm một vụ “thảm sát” đẫm máu tại Syria, 86 người chết

Ít nhất 86 người, bao gồm nhiều phụ nữ và trẻ em, đã thiệt mạng trong một “thảm sát” tại tỉnh Hama ở miền trung Syria. Các nhà hoạt động đối lập cáo buộc lực lượng chính gây ra vụ thảm sát này, trong khi Damacus quy trách nhiệm cho “các phần tử khủng bố”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục