Các nhà hoạt động Trung Quốc tại Thái Lan cũng đồng loạt biểu tình phản đối Nhật. Ảnh: Reuters
Tân Hoa xã đưa tin biểu tình nổ ra ở một số thành phố ở Trung Quốc trong ngày 11-9 nhằm phản đối Nhật Bản mua quần đảo tranh chấp Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Theo đó, các cuộc biểu tình đã đồng loạt diễn ra ở thủ đô Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Sơn Đông.
Hơn 10 người biểu tình tập trung tại Đại sứ quán Nhật tại Bắc Kinh sáng 11-9 giương các biểu ngữ “Quần đảo Điếu ngư là lãnh thổ Trung Quốc”. Tuy nhiên, nhà chức trách Trung Quốc đã lập hàng rào cảnh sát vây quanh Đại sứ quán từ sáng sớm.
Sáng cùng ngày, người biểu tình ở Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông cũng tập trung ngoài lãnh sự quán Nhật, hô lớn những khẩu hiệu như: “Bảo vệ Điếu Ngư”.
Khoảng 200 người ở Uy Hải (Sơn Đông) diễu hãnh trên đường phố vào khoảng 10 giờ 40, mang theo các banner ghi khẩu hiệu phản đối Nhật Bản như: “Điếu Ngư thuộc về chúng tôi!”, và “Tẩy chay Nhật Bản”. Nhóm diễu hành giải tán lúc 11 giờ 30.
Các quan chức Trung Quốc khẳng định các cuộc biểu tình đều không có xuất hiện các hành vi bạo lực đáng tiếc.
Chính phủ Nhật Bản hôm 11-9 đã ký hợp đồng mua 3 trong số 5 đảo chính thuộc quần đảo Senkaku với chủ sở hữu tư nhân bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc và Đài Loan. Hợp đồng được ký kết sau quyết định của Chính phủ Nhật Bản tại cuộc họp nội các trước đó về việc chi 2,05 tỉ yen từ quỹ dự phòng để mua đảo. Với hợp đồng mới này, Chính phủ Nhật Bản đã sở hữu 4 trong số 5 đảo chính của Senkaku, đồng thời tiếp tục thuê đảo còn lại.
Trước đó, ngày 10-9, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã triệu Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc Uichiro Niwa đến trụ sở Bộ Ngoại giao nước này để phản đối mạnh mẽ việc Nhật Bản công bố kế hoạch quốc hữu hóa một phần quần đảo Điếu Ngư.
Tại cuộc họp báo thường kỳ hôm 11-9, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã yêu cầu Nhật Bản rút lại quyết định quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi kêu gọi Nhật Bản rút lại "biện pháp sai lầm" này và trở lại đàm phán nhằm giải quyết tranh chấp.
Cùng ngày, Tân Hoa Xã đưa tin 2 tàu hải giám nước này đã đến vùng biển xung quanh quần đảo mà nước này gọi là Điếu Ngư để “khẳng định chủ quyền”.
Trong một diễn biến liên quan, Đài Loan đã cho triệu hồi đại diện tại Nhật Bản để phản đối quyết định của Tokyo quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp mà cả Đài Bắc và Bắc Kinh cùng tuyên bố chủ quyền trên Biển Hoa Đông.
Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Đài Loan Dương Tiến Thiêm khẳng định: "Chúng tôi lên án mạnh mẽ việc Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Điếu Ngư Đài (Nhật Bản gọi là Senkaku còn Trung Quốc Đại lục gọi là Điếu Ngư). Đây là hành động bất hợp pháp vi phạm chủ quyền lãnh thổ Chúng tôi hối thúc mạnh mẽ Chính phủ Nhật Bản rút lại quyết định trên".
Theo Báo NLĐ
Ngày 9-9, Hội nghị APEC 20 ở Vladivostok, miền Viễn Đông nước Nga, đã bế mạc và đưa ra tuyên bố chung “liên kết để tăng trưởng, sáng tạo để thịnh vượng”.
Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cho biết, chính quyền Tổng thống Bashar al - Assad đã phân tán kho dự trữ vũ khí hóa học và các thành phần chế xuất ra 20 thành phố của Syria.
Theo Tân Hoa xã, ngày 9-9, tại I-rắc đã xảy ra nhiều vụ tiến công và đánh bom liên hoàn làm hơn 50 người chết, khoảng 250 người bị thương. Cảnh sát địa phương cho biết, vụ đánh bom xe đẫm máu nhất diễn ra tại một thị trấn gần TP A-ma-ra, làm 18 người chết và 70 người bị thương.
Các nhà lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ngày 9-9 đã ra tuyên bố chung kết thúc Hội nghị Cấp cao thường niên lần thứ 20 diễn ra tại thành phố Vladivostok ở miền Viễn Đông của Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã gây ra rắc rối lớn về ngoại giao trong chuyến công du Ấn Độ vừa qua do “boa” gần 2.000 USD cho hai phi công thuộc không quân Ấn Độ sau khi họ đưa ông từ Mumbai tới New Delhi.
Một tàu chở hơn 100 người tị nạn, phần lớn là phụ nữ và trẻ em, đã bị đắm ở ngoài khơi bờ biển Aegean, phía tây Thổ Nhĩ Kỳ, làm ít nhất 58 người thiệt mạng. Nguyên nhân tai nạn là do tàu đâm phải các vỉa đá ngầm gần bờ.