Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại APEC 20 - Ảnh: Reuters
Ngày 9-9, Hội nghị APEC 20 ở Vladivostok, miền Viễn Đông nước Nga, đã bế mạc và đưa ra tuyên bố chung “liên kết để tăng trưởng, sáng tạo để thịnh vượng”.
ITAR-Tass dẫn lời Bộ trưởng ngoại giao Nga Sergei Lavrov cho biết với tuyên bố chung, các lãnh đạo đã nhất trí tự do hóa thương mại, hòa nhập kinh tế và đầu tư là những đầu tàu quan trọng cho tăng trưởng cân bằng, bền vững và mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu. Tuyên bố chung cũng kêu gọi thúc đẩy việc cải thiện điều kiện thương mại, tăng cường hệ thống thương mại đa phương.
Nga - Mỹ cùng tìm về châu Á
Giới chuyên gia nhận định tại Hội nghị APEC 20, cả Washington lẫn Matxcơva đều cho thấy ý định “hướng đông” của mình. RIA Novosti dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết APEC 20 đã đưa ra tín hiệu tích cực cho cộng đồng doanh nghiệp quốc tế khi ưu tiên hóa mối quan hệ hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn giữa các nước châu Á - Thái Bình Dương. Ngay tại APEC 20, Nga đã minh chứng cụ thể cho kế hoạch hướng đông của mình bằng hợp đồng ký kết giữa Tập đoàn khí đốt Gazprom với phía Nhật, xây dựng nhà máy sản xuất khí gas hóa lỏng trị giá 7 tỉ USD trên vùng duyên hải Thái Bình Dương của Nga.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết các công ty Mỹ đã đầu tư vào miền Viễn Đông của Nga. “Chúng tôi không có thắc mắc gì về việc Nga đóng vai trò là một quốc gia có trách nhiệm ở châu Á. Chúng tôi hoan nghênh chuyện này và Mỹ muốn thắt chặt hợp tác kinh tế với Nga ở châu Á cũng như vùng Viễn Đông”.
Mỹ vận động tích cực cho COC tại APEC
Ngoại trưởng Hillary Clinton đã có cuộc gặp với lãnh đạo các nước có tranh chấp chủ quyền trong khu vực Đông Nam Á để vận động tích cực cho việc tiến tới Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC), nhằm hạ nhiệt căng thẳng ở khu vực này.
AFP dẫn lời Ngoại trưởng Clinton cho biết với tranh chấp ở biển Đông, lãnh đạo các nước tại APEC 20 đã nhận ra rằng không thể để xung đột leo thang bởi điều đó không có lợi cho các nước châu Á, cũng không có lợi cho Mỹ hay phần còn lại của thế giới, mà chỉ làm tăng mối nghi ngờ, sự bất ổn cho khu vực. “Thông điệp của tôi trước sau như một, đó là lúc này là thời điểm mà mọi người nên nỗ lực giảm căng thẳng và tăng cường ngoại giao” - bà Clinton kêu gọi.
Bên lề APEC 20, bà Clinton cũng kêu gọi Nhật Bản và Hàn Quốc hạ nhiệt trong tranh chấp đảo Takeshima/Dokdo sau khi có cuộc thảo luận riêng với Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda và Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak. “Lợi ích của họ thật sự nằm trong việc cả hai phía hạ nhiệt và cùng làm việc với nhau, theo một cách rõ ràng là tiếp cận bình tĩnh và kiềm chế” - AFP dẫn lời bà Clinton nhấn mạnh.
Theo Báo Tuoitre
Một tàu chở hơn 100 người tị nạn, phần lớn là phụ nữ và trẻ em, đã bị đắm ở ngoài khơi bờ biển Aegean, phía tây Thổ Nhĩ Kỳ, làm ít nhất 58 người thiệt mạng. Nguyên nhân tai nạn là do tàu đâm phải các vỉa đá ngầm gần bờ.
Chiều 5-9, tại TP Ðà Lạt, đồng chí Son-xay Si-phăn-đon, Ủy viên T.Ư Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng tỉnh Chăm-pa-xắc thừa ủy quyền của Chủ tịch nước CHDCND Lào đã trao Huân, Huy chương của Nhà nước Lào tặng năm tập thể và cá nhân tỉnh Lâm Ðồng.
Hội nghị quốc tế về Biển Ðông lần thứ hai do Viện Nghiên cứu Biển Ma-lai-xi-a (MIMA) tổ chức đã diễn ra trong hai ngày 4 và 5-9 tại Thủ đô Cu-a-la Lăm-pơ, thu hút sự tham gia của gần 150 học giả, chuyên gia nghiên cứu, các nhà ngoại giao đến từ 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Theo AFP, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chiều 3-9 tới Jakarta trong chuyến thăm chính thức Indonesia nhằm củng cố hơn nữa quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước cũng như cam kết của hai bên đối với các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Tân Hoa xã ngày 30-8 dẫn lời Ðại diện Thương mại Mỹ Rôn Cớc bên lề Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 44 đang diễn ra ở Xiêm Riệp (Cam-pu-chia) khẳng định, Mỹ mong muốn có quan hệ kinh tế toàn diện và mạnh mẽ hơn với tất cả các nước thành viên ASEAN.
Ngày 30-8, Hội nghị cấp cao Phong trào Không liên kết (NAM) lần thứ 16 đã khai mạc tại thủ đô Tê-hê-ran (Tehran) của Cộng hòa Hồi giáo I-ran, với chủ đề "Hòa bình bền vững nhờ quản trị chung toàn cầu".