Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt trong chuyến công du Ấn Độ.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt trong chuyến công du Ấn Độ.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã gây ra rắc rối lớn về ngoại giao trong chuyến công du Ấn Độ vừa qua do “boa” gần 2.000 USD cho hai phi công thuộc không quân Ấn Độ sau khi họ đưa ông từ Mumbai tới New Delhi.

 

Tờ Hindu của Ấn Độ hôm nay 6/9 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt, người đã rời Ấn Độ vào ngày hôm nay sau chuyến công du 4 ngày, đã đưa cho hai viên phi công tiền mặt trong hai chiếc phong bì sau chuyến bay vượt bão táp của họ vào tối ngày thứ hai vừa qua.

 

“Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã rất hài lòng với cách xử lý chuyến bay của các phi công IAF (Không quân Ấn Độ) và các phi công đã đưa ông hạ cánh xuống thủ đô một cách suôn sẻ”, tờ báo dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết.

 

Món quà tiền mặt trị giá 100.000 rupee (1.800USD) đã phá vỡ quy tắc ngoại giao của Ấn Độ, cấm phi công nhận tiền, tờ Hindu và các tờ báo khác cho biết.

 

Cũng theo tờ báo, số tiền sẽ được chuyển vào kho bạc nhà nước Ấn Độ.

 

“Các quan chức (Ấn Độ) tin rằng vị bộ trưởng tới thăm nước này có lẽ đã không được thông báo rõ về nghi thức ngoại giao và quy định trong những tình huống như thế ở Ấn Độ”, tờ Hindu cho biết thêm.

 

Sau hai ngày đàm phán với các tướng lĩnh quân đội, Bộ trưởng quốc phòng và Thủ tướng Ấn Độ, ông Lương Quang Liệt được thấy đi thăm một số địa điểm vào ngày thứ tư và chụp hình với thường phục, mũ bóng chày và áo phông màu hồng. Ông còn được thấy chụp ảnh ở Qutub Minar, di sản thế giới được UNESCO công nhận tại thủ đô Ấn Độ và ở đền Taj Mahal tại Agra, ngôi đền tình yêu của Ấn Độ.

 

Trọng tâm chuyến công du của ông Lương Quang Liệt là quyết định vào ngày thứ ba vừa qua, khi Ấn Độ và Trung Quốc nhất trí nối lại tập trận quân sự chung sau 4 năm gián đoạn.

 

Mối quan hệ giữa hai nước láng giềng trải qua nhiều chông gai do tranh chấp biên giới, sự hoài nghi về mục đích củng cố quân đội của hai nước và cuộc đua giành ảnh hưởng cùng các nguồn tài nguyên.

 

                                                                                 Theo Dân Trí

 

Các tin khác

Thi thể một bé gái vừa được nhân viên cứu hộ đưa lên từ dưới nước.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Mỹ muốn tăng cường quan hệ kinh tế với ASEAN

Tân Hoa xã ngày 30-8 dẫn lời Ðại diện Thương mại Mỹ Rôn Cớc bên lề Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 44 đang diễn ra ở Xiêm Riệp (Cam-pu-chia) khẳng định, Mỹ mong muốn có quan hệ kinh tế toàn diện và mạnh mẽ hơn với tất cả các nước thành viên ASEAN.

Khai mạc Hội nghị cấp cao NAM lần thứ 16 ở I-ran

Ngày 30-8, Hội nghị cấp cao Phong trào Không liên kết (NAM) lần thứ 16 đã khai mạc tại thủ đô Tê-hê-ran (Tehran) của Cộng hòa Hồi giáo I-ran, với chủ đề "Hòa bình bền vững nhờ quản trị chung toàn cầu".

Nga hạ thủy tàu ngầm dành cho Việt Nam

Hãng thông tấn Nga Interfax ngày 29.8 cho biết Cty CP “Nhà máy đóng tàu Admiralteisky” đã hạ thủy hôm 28.8 tàu ngầm đầu tiên trong tổng số 6 tàu ngầm của dự án 636 “Kilo”, được thực hiện theo đơn đặt hàng của Việt Nam.

Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước ASEAN

Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Lào Nam Vi-y-a-kệt ngày 28-8 cho biết, sáu nước thành viên ban đầu của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã cam kết hỗ trợ bốn nước thành viên gia nhập sau thu hẹp khoảng cách về phát triển.

Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng N.Am-xtroong qua đời

Theo Roi-tơ ngày 25-8, nhà du hành vũ trụ Mỹ Nên Am-xtroong, người đầu tiên trong lịch sử đặt chân lên mặt trăng, đã qua đời ở tuổi 82. Ông đã trải qua ca phẫu thuật liên quan bệnh tim hồi đầu tháng này.

Vì sao các quốc gia Đông Á khó thân nhau?

Trung Quốc đang trên đà thăng tiến - nhanh và mạnh. Nhưng vì sao các quốc gia láng giềng của Trung Quốc không thể đoàn kết cùng nhau để đối trọng với nước này?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục