Người đứng đầu Lầu Năm Góc Leon Panetta cuối tuần này sẽ bắt đầu chuyến công du Trung, Nhật, và New Zealand, trong khuôn khổ chuyển trọng tâm của Mỹ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bất chấp các cuộc khủng hoảng hiện nay ở Trung Đông.

Người đứng đầu Lầu Năm Góc Leon Panetta
Người đứng đầu Lầu Năm Góc Leon Panetta


 

Tuy nhiên, chưa rõ ông Panetta có gặp Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người được cho là sẽ kế nhiệm Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trong tương lai sắp tới hay không. Ông Tập Cận Bình đã hủy bỏ cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ hồi đầu tháng 9 này và một số cuộc gặp với các quan chức nước khác, làm dấy lên tin đồn sức khỏe của ông không được tốt. Ông Tập đã có bình luận đầu tiên trên báo chí vào ngày hôm qua sau 13 ngày ông không được thấy xuất hiện trước công chúng.

 

Người phát ngôn Lầu Năm Góc Goerge Little cho biết phái đoàn Mỹ mong đợi “gặp các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc” nhưng “lịch trình chưa được quyết định chính thức”.

 

Chuyến thăm của Bộ trưởng Panetta tới Trung Quốc là chuyến thăm đầu tiên của ông trên tư cách Bộ trưởng Quốc phòng. Chuyến thăm diễn ra vào thời điểm căng thẳng khu vực tăng cao do tranh chấp lãnh thổ.

 

“Chúng tôi tin rằng đây sẽ là chuyến công du rất hiệu quả và thân mật, chuyến công du sẽ củng cố mục tiêu chung của chúng ta về một mối quan hệ minh bạch và thậm chí là tin tưởng hơn với quân đội Trung Quốc”.

 

Đây sẽ là chuyến công du thứ ba của ông Panetta tới châu Á trong vòng 11 tháng, để thực hiện nỗ lực “tái cân bằng” trọng tâm của Washington.

 

Mặc dù đã công khai chuyển trọng tâm sang châu Á-Thái Bình Dương, song chính quyền Obama hiện đang buộc phải điều lực lượng để đối phó với bất ổn ở Trung Đông, với cuộc tấn công đẫm máu vào lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi, Libya vào ngày thứ ba vừa qua.

 

Chuyến thăm của ông Panetta cũng trùng với thời điểm rạn nứt giữa Nga và các nước láng giềng về tranh chấp lãnh thổ, mà cụ thể là với Nhật trên Hoa Đông và với Philippines cùng Việt Nam trên Biển Đông.

 

Trước khi tới Trung Quốc, ông Panetta dự kiến bay tới Nhật, với chương trình nghị sự dự kiến sẽ là kế hoạch Mỹ triển khai 12 máy bay chiến đấu Osprey tại một căn cứ Mỹ ở Okinawa, kế hoạch gây phản đối mạnh mẽ trong dân chúng Nhật.

 

Sau hai chặng dừng chân ở Tokyo và Bắc Kinh, ông Panetta sẽ tới New Zealand, trở thành bộ trưởng quốc phòng Mỹ đầu tiên thăm nước này trong hơn 30 năm. Chuyến thăm của ông diễn ra sau khi bộ quốc phòng 2 nước ký thỏa thuận hợp tác vào tháng 6 vừa qua.

 

 

                                                                               Theo Dantri

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Hiện trường vụ đánh bom tự sát nhằm vào đoàn xe của Bộ trưởng Quốc phòng Yemen Ali Nasser Mohamed ở Sanaa hôm 11-9    
Ảnh: AP

Trung Quốc: Đồng loạt biểu tình phản đối Nhật mua đảo

Tân Hoa xã đưa tin biểu tình nổ ra ở một số thành phố ở Trung Quốc trong ngày 11-9 nhằm phản đối Nhật Bản mua quần đảo tranh chấp Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

IAEA hối thúc Iran mở cửa cơ sở quân sự khả nghi

Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) hối thúc Iran cho phép các giám sát viên của cơ quan này tiếp cận "không trì hoãn" căn cứ quân sự Parchin, nơi được cho là đã tiến hành các vụ thử hạt nhân trong thời gian gần đây.

Nữ Thủ tướng Thái Lan được đề cử giải Hòa bình Khổng tử

Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, tỷ phú Bill Gates cùng cựu Tổng Tổng thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan là những cái tên được Trung Quốc đề cử cho giải Hòa bình Khổng Tử năm 2012.

Tàu sân bay của Trung Quốc đã được đặt tên

Thông tin của giới quân sự Trung Quốc cho hay, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc (ảnh) - hiện đang mang tên Varyag - sẽ có tên mới là Liêu Ninh, theo địa danh một tỉnh của Trung Quốc, nơi tàu được tân trang và đóng quân. Tàu được Trung Quốc mua lại của Ukraina từ cuối những năm 1990.

Khu kinh tế đặc biệt đầu tiên của Việt Nam tại Lào

Nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội bền vững trước mắt và lâu dài, thu hút đầu tư nước ngoài, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao mức sống của người dân, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, CHDCND Lào đã và đang thực thi nhiều chính sách, biện pháp quan trọng, trong đó có việc chú trọng xây dựng các Khu kinh tế đặc biệt.

Tuyên bố chung APEC 20: Liên kết để tăng trưởng, sáng tạo để thịnh vượng

Ngày 9-9, Hội nghị APEC 20 ở Vladivostok, miền Viễn Đông nước Nga, đã bế mạc và đưa ra tuyên bố chung “liên kết để tăng trưởng, sáng tạo để thịnh vượng”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục