Ngày 17-9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã rời Nhật Bản đến Trung Quốc, chặng dừng chân thứ 2 trong chuyến công du 3 nước châu Á với điểm cuối là New Zealand. Hạ nhiệt căng thẳng giữa 2 quốc gia láng giềng thuộc khu vực Đông Bắc Á được cho là nội dung chính trong chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta (phải) và người đồng cấp Nhật Bản Satoshi Morimoto. |
Lợi cả đôi đường
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta ngày 17-9 đã kêu gọi tăng cường các nỗ lực ngoại giao để giải quyết cuộc tranh chấp lãnh thổ ngày càng trầm trọng giữa Nhật Bản và Trung Quốc, một ngày sau khi ông cảnh báo những tranh chấp có thể đẩy khu vực Đông Á vào chiến tranh. Phát biểu sau cuộc họp tại Tokyo với các nhân vật cấp cao Nhật Bản, ông Panetta kêu gọi “tất cả các bên bình tĩnh và kiềm chế” trong vụ tranh chấp liên quan tới quần đảo mà Tokyo gọi là Senkaku, Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, vốn đã nhanh chóng leo thang thành các cuộc biểu tình bạo lực tại Trung Quốc.
Ông Panetta nhấn mạnh: “Rõ ràng chúng tôi quan ngại các vụ biểu tình và xung đột liên quan tới quần đảo Senkaku... Quan trọng nhất là các biện pháp ngoại giao từ cả hai phía được sử dụng để nỗ lực giải quyết vấn đề này trên tinh thần xây dựng”.
Theo người đứng đầu Lầu Năm Góc, một nghị quyết cho vấn đề tranh chấp này phải dựa trên “các quy tắc rõ ràng” và luật pháp quốc tế. Ông Panetta nêu rõ: “Việc Nhật Bản và Trung Quốc duy trì quan hệ tốt và tìm cách tránh leo thang căng thẳng có lợi cho tất cả các bên”. Ông khẳng định mọi hành động đi quá giới hạn liên quan tới quần đảo tranh chấp này có nguy cơ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng.
Tuy vậy, việc ông Panetta vừa đạt được thỏa thuận về việc triển khai thêm một radar X-band (có thể là tại miền Nam Nhật Bản) trong hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Á của Mỹ có thể sẽ tạo thêm căng thẳng đối với Trung Quốc. Trước đó, một radar X-band đã được đặt tại căn cứ quân sự Shariki tại TP Tsugaru, phía Bắc đảo Honshu. Mặc dù Mỹ cho rằng hệ thống phòng thủ này để đề phòng CHDCND Triều Tiên nhưng Trung Quốc lại khẳng định đó là một động thái nhằm vào Bắc Kinh.
Căng thẳng vẫn leo thang
Ngày 17-9, tập đoàn Nhật Bản là Panasonic, Canon, Toyota và Honda đã phải đóng cửa các nhà máy sản xuất đặt tại Trung Quốc do làn sóng biểu tình phản đối Nhật Bản lan rộng tại Trung Quốc. Còn tập đoàn bán lẻ của Nhật Seven & I Holding đã đóng cửa hàng trăm siêu thị trên khắp Trung Quốc. Một số tập đoàn bán lẻ khác cũng đóng cửa. Các công dân Nhật Bản tại Trung Quốc được khuyến cáo ở trong nhà nếu không có việc gì cần thiết phải ra đường, đặc biệt trong ngày 18-9 vì người Trung Quốc sẽ tổ chức tưởng niệm 81 năm ngày Nhật Bản chiếm đóng Trung Quốc.
Sau các cuộc biểu tình quy mô lớn tại nhiều TP của Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh ngày 17-9 đã cam kết bảo vệ công dân và tài sản của Nhật Bản, đồng thời hối thúc những người biểu tình chống Nhật bày tỏ quan điểm một cách có trật tự, hợp lý và hợp pháp.
Phát biểu với các phóng viên trong cuộc họp báo hàng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng Nhật Bản có nghĩa vụ đưa tình hình trở lại đúng quỹ đạo và xu hướng các diễn biến hiện phụ thuộc vào Tokyo. Cùng ngày, cảnh sát Trung Quốc cho biết 11 người đã bị bắt tại TP Quảng Châu liên quan tới các cuộc biểu tình chống Nhật cuối tuần qua sau khi căng thẳng giữa hai nước leo thang vì quần đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông.
Theo SGGP
Người đứng đầu Lầu Năm Góc Leon Panetta cuối tuần này sẽ bắt đầu chuyến công du Trung, Nhật, và New Zealand, trong khuôn khổ chuyển trọng tâm của Mỹ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bất chấp các cuộc khủng hoảng hiện nay ở Trung Đông.
Hãng thông tấn nhà nước Uzbekistan đưa tin quốc gia Trung Á này đã bắt đầu cung cấp khí đốt thiên nhiên cho Trung Quốc, trong một động thái có thể khiến Nga khó chịu.
Philippines đã chính thức lấy tên “Biển Tây Philippines” để đặt cho các vùng lãnh hải trên Biển Đông, động thái có nguy cơ “đổ thêm dầu vào lửa” trong mối quan hệ vốn đang căng thẳng với Trung Quốc.
Mỹ sẽ phải vận hành toàn bộ cỗ máy chiến tranh với hàng trăm chiếc máy bay nếu nghe theo lời kêu gọi của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và tấn công Iran nhằm phá hủy chương trình hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo.
Bộ trưởng Quốc phòng Yemen Ali Nasser Mohamed may mắn thoát chết trong một vụ đánh bom xe nhằm vào đoàn xe chở ông ở trung tâm thủ đô Sanaa hôm 11-9.
Tân Hoa xã đưa tin biểu tình nổ ra ở một số thành phố ở Trung Quốc trong ngày 11-9 nhằm phản đối Nhật Bản mua quần đảo tranh chấp Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.