Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Osamu Fujimura cho biết nước này sẽ tăng cường các nỗ lực thu thập thông tin liên quan đến các báo cáo cho rằng Triều Tiên có dấu hiệu chuẩn bị phóng tên lửa. Hàn Quốc trước đó cũng đưa ra cảnh báo tương tự.

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Osamu Fujimura.


 

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Osamu Fujimura.

 

Nhật, Hàn cùng lên tiếng

“Chúng tôi sẽ tiếp tục áp dụng tất cả các biện pháp có thể nhằm mục đích đảm bảo hòa bình và an ninh của Nhật Bản”, ông Fujimura phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Tokyo ngày hôm qua.

Các nguồn tin Chính phủ Nhật Bản trước đó cho biết Triều Tiên từ đầu tháng này đã có nhiều dấu hiệu đẩy mạnh hoạt động chuẩn bị cho một vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm xa ở bãi phóng Tongchang-ri thuộc tỉnh North Pyongan.

Trước đó, hôm 22/11, hãng tin Yonhap của Hàn Quốc cũng dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng nước này Kim Kwan Jin cảnh báo Triều Tiên có thể sẽ có các hành động thử tên lửa trước và sau cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc, dự kiến diễn ra ngày 19/12.

“Triều Tiên sẽ sử dụng những hành động khiêu khích để đưa những người Hàn Quốc vào trạng thái chiến tranh hoặc hòa bình trước bầu cử, đồng thời sẽ khiêu khích hậu bầu cử để nắn gân chính phủ mới cũng như tìm cách chế ngự chính phủ này”, ông Kim Kwan Jin nói.

Ông kêu gọi quân đội Hàn Quốc đáp trả cứng rắn trong trường hợp Triều Tiên đưa ra bất kỳ hành động gây hấn nào.

Triều Tiên xác nhận sẽ phóng vệ tinh mới

Không bác bỏ cáo buộc của Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA xác nhận Bình Nhưỡng đang dự định phát triển chương trình không gian và phóng vệ tinh mới.

KCNA cũng cho biết Triều Tiên sẽ tiếp tục sử dụng quyền khai thác không gian vũ trụ đã được luật pháp quốc tế công nhận.

Trước đó, ngày 13/4, Triều Tiên đã phóng tên lửa tầm xa Unha-3 mang theo vệ tinh địa tĩnh vào không gian. Tuy nhiên, tên lửa này chỉ bay được trong khung khoảng 2 phút trước khi nổ tung và vỡ thành 20 mảnh cách bờ biển phía Tây Hàn Quốc khoảng 200 km.

Tên lửa tầm xa của Triều Tiên được phóng lên hô 13/4/2012 trong sự quan ngại của cộng đồng quốc tế.


 

Tên lửa tầm xa của Triều Tiên được phóng lên hô 13/4/2012 trong sự quan ngại của cộng đồng quốc tế.

Vụ phóng của Triều Tiên khi ấy đã kích hoạt toàn bộ hệ thống cảnh báo an ninh ở khu vực Đông Bắc Á và vấp phải sự phản đối quyết liệt của một số nước, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Các nước này cho rằng hành động của Triều Tiên vi phạm các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an LHQ cấm Bình Nhưỡng phóng tên lửa tầm xa có sử dụng công nghệ đạn đạo.

Nhật Bản thu giữ vật liệu tên lửa của Triều Tiên

Cách đây 3 tháng, chính phủ Nhật Bản đã tịch thu một số vật liệu tên lửa của Triều Tiên xuất sang Myanmar.

“Nhật Bản đã tịch thu các ống hợp kim nhôm rắn của Triều Tiên được dùng để chế tạo tên lửa trên một con tàu hướng về phía Myanmar”, báo Asahi của Nhật Bản số ra ngày 24/11 cho biết.

Theo báo trên, các ống hợp kim có ghi dòng chữ “DPRK” (tức CHDCND Triều Tiên) được vận chuyển trên tàu chở hàng của Singapore, do một công ty hàng hải của Đài Loan điều hành và đã bị thu giữ tại cảng Tokyo vào cuối tháng 8.

Số hàng hóa bị tịch thu bao gồm 50 ống kim loại dài 5cm, đường kính 9 cm và 15 ống hợp kim nhôm. Báo Asahi cho biết một phần các linh kiện này là chất liệu nhôm rắn, thường được dùng để chế tạo tên lửa hoặc máy ly tâm làm giàu urani.

Tổng công ty quốc tế Đại Liên của Trung Quốc, công ty xuất khẩu lô hàng, thừa nhận đã xuất lô hợp kim nhôm này sang Myanmar theo hợp đồng ủy thác từ một công ty khác.

Các nghị quyết của Hội đồng Bảo an cấm mọi hình thức mua bán các sản phẩm liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt, trong đó có hợp kim nhôm rắn, với Triều Tiên. Được biết, chính nước Mỹ đã đề nghị kiểm tra và tịch thu số vật liệu tên lửa trên trong khi theo dõi hành trình của con tàu.

 

                                                                                    The Dantri

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Hình ảnh mô phỏng nhà của người cổ tại Scotland.
Tổng thống Obama được đón tiếp nồng nhiệt khi đặt chân tới Myanmar.
Hơn 100.000 người đổ ra sông Ganges để tham gia lễ cầu nguyện trong lễ hội Chath.

Căng thẳng về Biển Đông phủ bóng các Cấp cao ASEAN+

Căng thẳng về Biển Đông tiếp tục phủ bóng tuần lễ Hội nghị cấp cao ASEAN khi cả Philippines chính thức lên tiếng bác bỏ tuyên bố của nước chủ nhà Campuchia về cách thức giải quyết vấn đề này.

Dải Gaza vẫn chìm trong lửa đạn

Ngày 18-11 đã trở thành ngày đẫm máu nhất kể từ khi xung đột giữa Israel và Palestine tái diễn, với ít nhất 26 người thiệt mạng do các cuộc không kích của Israel vào dải Gaza.

Hàn Quốc tập trận trên đảo từng bị Triều Tiên nã pháo

Thông báo chính thức của quân đội Hàn Quốc ngày 19/11 khẳng định vào ngày 23/11 tới nước này sẽ tổ chức diễn tập trên đảo Yeonpyeong để kỷ niệm 2 năm hòn đảo này bị Triều Tiên pháo kích.

Hệ thống phòng thủ tên lửa “Mái vòm sắt” của Israel

Hệ thống phòng thủ tên lửa “Mái vòm sắt” nổi tiếng của Israel khởi nguồn từ cuộc xung đột năm 2006 giữa Israel và Hezbollah, nhóm Hồi giáo ở Li-băng. Sau khi được thử nghiệm vào tháng 4/2011, “Mái vòm sắt” lại “có dịp” thể hiện trong cuộc khủng hoảng tại Gaza hiện nay.

Ông Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc

Phiên họp đầu tiên của Ban Chấp hành Trung ương khóa 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc bầu Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị và Tổng Bí thư vừa kết thúc.

“Ngày nổi giận” chống khắc khổ toàn châu Âu

Châu Âu đã xuống đường vào ngày 14-11 để chống lại nạn thất nghiệp và các biện pháp thắt lưng buộc bụng với cuộc tổng đình công tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục