Cảnh sát Campuchia canh gác trước cung điện Hòa bình ở thủ đô Phnom Penh, nơi diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21 và các hội nghị liên quan.

Cảnh sát Campuchia canh gác trước cung điện Hòa bình ở thủ đô Phnom Penh, nơi diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21 và các hội nghị liên quan.

Căng thẳng về Biển Đông tiếp tục phủ bóng tuần lễ Hội nghị cấp cao ASEAN khi cả Philippines chính thức lên tiếng bác bỏ tuyên bố của nước chủ nhà Campuchia về cách thức giải quyết vấn đề này.

 

Hôm qua, Philippines đã công khai không tán thành tuyên bố của Campuchia nói rằng các nước ASEAN đạt đồng thuận về cách giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Tại Cấp cao ASEAN lần thứ 21 đang diễn ra ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia, nước chủ nhà tuyên bố tất cả 10 nước thành viên ASEAN nhất trí không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, điều xưa nay Trung Quốc luôn phản đối vì lo ngại một số nước trong khu vực tìm kiếm hậu thuẫn từ Hoa Kỳ trong tranh chấp Biển Đông.

“Lãnh đạo ASEAN quyết định từ nay sẽ không quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông, mà hoàn toàn tập trung vào cơ chế hiện thời giữa ASEAN với Trung Quốc ở cấp bộ trưởng và lãnh đạo, từ đó sẽ tiếp tục thảo luận về vấn đề Biển Đông”, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia Kao Kim Hourn phát biểu.:

Tuy nhiên, Philippines đã lập tức bác bỏ tuyên bố trên của ông Kao Kim Hourn, khẳng định Manila không đồng tình với tuyên bố “bẻ cong tinh thần” của các nhà lãnh đạo ASEAN.

“Một số quan điểm thể hiện sự đoàn kết của ASEAN bị nước chủ nhà Campuchia diễn giải thành ‘sự đồng thuận’ của khối”, Ngoại trưởng Philippines Albert Rosario nói.

“Campuchia không nên rêu rao cái gọi là đồng thuận của ASEAN”,  Tổng thống Philippines Benigno Aquino tức giận nói thêm.

Tổng thống Philippines nhấn mạnh dù Manila vì sự đoàn kết của ASEAN, nhưng nước này hoàn toàn có quyền bảo vệ lợi ích quốc gia khi cần. Ông Aquino cũng cam kết sẽ tiếp tục nêu vấn đề Biển Đông ra trước các khán đài quốc tế.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Philippines cho biết phái đoàn nước ông đã gửi thư tới tất cả các lãnh đạo ASEAN để nhấn mạnh rằng không có sự đồng thuận giữa các nước Đông Nam Á về việc không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông.

Philippines cũng tính tới chuyện nhờ tới một cơ quan hòa giải trung gian trong Liên hiệp quốc để giải quyết tranh chấp chủ quyền giữa Philippines với Trung Quốc ở vùng biển này.

Philippines đưa ra những tuyên bố trên ngay sau khi lãnh đạo 10 nước ASEAN và Trung Quốc kết thúc Hội nghị cấp cao lần thứ 15 ASEAN-Trung Quốc và ra tuyên bố chung khẳng định sẽ tuân thủ các nguyên tắc, luật pháp quốc tế, cũng như tinh thần và nguyên tắc đề ra trong Quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Nhật Bản bày tỏ lo ngại những tranh cãi về Biển Đông sẽ tiếp tục “ảnh hưởng trực tiếp tới hòa bình và ổn định ở châu Á.

“Thủ tướng Yoshihiko Noda đã nêu vấn đề Biển Đông, lưu ý rằng đây là mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế và vấn đề này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, chính phủ Nhật Bản ra tuyên bố sau cuộc gặp giữa ông Noda với các nhà lãnh đạo ASEAN trong khuôn khổ các hội nghị ASEAN+1 đang diễn ra ở Phnom Penh, Campuchia.

Biển Đông đã trở thành một trong những vùng biển nóng nhất thời gian quan với các tuyên bố chủ quyền chồng chéo của Trung Quốc và 4 nước hành viên ASEAN, gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei. Trong đó, việc Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền đối với 2/3 trên tổng số diện tích 3 triệu km2 ở Biển Đông đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và gây phản ứng mạnh trong cả khu vực lẫn thế giới.

Những tranh cãi về Biển Đông cũng đã khiến Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45 (AMM 45) diễn ra hồi tháng 7 vừa qua ở Phnom Penh không ra được tuyên bố chung, sự kiện đầu tiên trong 45 năm lịch sử hình thành và phát triển của khối.

                                                                                   Theo Dân Trí

 

Các tin khác

Người dân Palestine đứng quanh một hố bom sau cuộc không kích của Israel - Ảnh: CNN
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Ông Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc.

“Ngày nổi giận” chống khắc khổ toàn châu Âu

Châu Âu đã xuống đường vào ngày 14-11 để chống lại nạn thất nghiệp và các biện pháp thắt lưng buộc bụng với cuộc tổng đình công tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Thái Lan muốn AIT trở lại hội đồng cũ

Vấn đề của Viện Công nghệ châu Á (AIT) không còn là chuyện giữa học viên với ban điều hành viện mà đã trở thành chuyện giữa các nước thành viên trong Hội đồng quản trị (gồm 9 nước thành viên đã ký kết) với nước chủ nhà Thái Lan. Đây cũng là vấn đề mà quốc hội nước này quan tâm.

Bế mạc Đại hội lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc

Sáng 14/11, Đại hội lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bế mạc tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh.

Thủ tướng Nhật Bản kiên quyết giải tán Hạ viện

Bất chấp sự phản đối quyết liệt của các thành viên trong đảng cầm quyền DPJ, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda vẫn quyết định sẽ giải tán Hạ viện vào ngày mai (16/11) để mở đường cho một cuộc tổng tuyển cử sớm.

Những thách thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Khi đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 đang diễn ra, dân chúng nước này nêu lên một số vấn đề thiết yếu cần được giải quyết.

Texas: Hơn 70 ngàn chữ ký đòi tách khỏi liên bang

Chưa đầy một ngày sau khi báo chí đưa tin về đơn xin tách khỏi nước Mỹ của bang Texas với 25.000 chữ ký đảm bảo sự phản hồi chính thức từ Nhà Trắng, số chữ ký đột ngột tăng gần gấp 3 lên tới 72.861 trong vòng 24 giờ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục