Biểu tình chống chính sách khắc khổ ở Tây Ban Nha - Ảnh: Sipa

Biểu tình chống chính sách khắc khổ ở Tây Ban Nha - Ảnh: Sipa

Châu Âu đã xuống đường vào ngày 14-11 để chống lại nạn thất nghiệp và các biện pháp thắt lưng buộc bụng với cuộc tổng đình công tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

 

Đồng thời là những cuộc biểu tình ở nhiều nước châu Âu khác như Ý, Hi Lạp, Đức, Bỉ, Pháp và Ba Lan...

“Ngày hành động và đoàn kết” này cũng kêu gọi các chính phủ phải khẩn cấp tìm ra các biện pháp giải quyết được những lo lắng, bức xúc của xã hội.

Với 24 triệu người không làm việc, cuộc đình công lần này là một trong những đợt đình công lớn nhất diễn ra ở châu Âu từ trước tới nay. 85 tổ chức lao động từ 36 quốc gia, với tổng số 60 triệu thành viên đã tuyên bố tham gia để thể hiện tình đoàn kết với nhau.

Theo Ủy ban châu Âu, tăng trưởng của khu vực đồng euro được dự báo sẽ rơi vào điểm chết (0,1%) vào năm 2013. Quỹ Tiền tệ quốc tế cũng cảnh báo các chính sách khắc khổ trong nhiều nước châu Âu sẽ có nguy cơ trở nên “không thể chịu đựng nổi cả về chính trị lẫn xã hội”.

Tâm lý xã hội lo lắng

Công nhân biểu tình mặc áo có dòng chữ “tổng đình công” tại bến tàu Mitrena, nam Lisbon (Bồ Đào Nha) ngày 14-11 - Ảnh: Reuters

Liên đoàn Các nghiệp đoàn châu Âu - nơi khởi xướng đợt tổng đình công - tuyên bố: “Các biện pháp thắt lưng buộc bụng chắc chắn đưa chúng ta vào chỗ chết, và do đó phải chấm dứt”.

“Bằng chính sách thắt lưng buộc bụng, chúng ta giờ đây chứng kiến suy thoái kinh tế đang rút tỉa dần mòn chúng ta, nghèo đói tăng cao, tâm lý xã hội lo lắng - tổng thư ký Liên đoàn Các nghiệp đoàn châu Âu Bernadette Segol tuyên bố - Ở một số nước, sự phẫn nộ của người dân đang đến mức đỉnh điểm. Chúng tôi cần những giải pháp khẩn cấp để đưa nền kinh tế phục hồi, chứ không phải tự làm mình chết ngộp bằng những biện pháp thắt chặt chi tiêu. Các nhà lãnh đạo châu Âu đã sai lầm khi không nghe thấy nỗi tức giận của người dân khi họ xuống đường”.

Theo Reuters, các nghiệp đoàn tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha bắt đầu đình công vào lúc nửa đêm (giờ địa phương) để phản đối các biện pháp khắc khổ khiến họ bị giảm lương, giảm lương hưu, phúc lợi xã hội trong khi thuế phải nộp nhiều hơn. Tại Tây Ban Nha, những người biểu tình giơ cao khẩu hiệu: “Họ đang cướp đi tương lai của chúng ta”. Tại Ý, đình công kéo dài bốn giờ với sự tham gia của công nhân ngành giao thông.

Các cuộc đình công lớn lần này không phải để chống lại các chính phủ, mà là thể hiện thái độ đoàn kết giữa những người lao động ở khắp châu lục - lực lượng mà chất lượng cuộc sống của họ bị ảnh hưởng nhiều nhất vì những chính sách của chính phủ và tình hình kinh tế yếu kém.

Theo báo Le Monde ngày 14-11, một trong những hậu quả dễ nhìn thấy nhất là những tàu cao tốc nối liền Bỉ và Đức sẽ ngừng chạy. Còn trên bầu trời, các hãng hàng không Tây Ban Nha như Iberia, Iberia Express, Air Nostrum, Vueling và Air Europaont đã hủy bỏ 615 chuyến bay. Hãng hàng không Bồ Đào Nha TAP dự kiến không cho hơn 160 máy bay cất cánh.

Tại Pháp, năm nghiệp đoàn lao động chính là CGT, CFDT, FSU, Solidaritaires và Unsa đã kêu gọi biểu tình toàn quốc “vì việc làm, vì đoàn kết với châu Âu và chống khắc khổ”. Trong lời kêu gọi chung, năm nghiệp đoàn “bày tỏ mạnh mẽ thái độ chống lại những biện pháp khắc khổ đang nhận chìm châu Âu trong tình trạng trì trệ kinh tế, thậm chí suy thoái, tạo nên những bất công và hủy hoại mô hình xã hội của châu Âu”.

“Chính phủ tảng lờ quyền của người dân”

Người dân Tây Ban Nha phẫn nộ khi chứng kiến các ngân hàng được giải cứu bằng tiền thuế của họ, còn những người bình thường phải gánh chịu. Mỗi tuần đều có tin xấu về tình trạng người mất việc. Hãng hàng không Iberia của Tây Ban Nha tuần trước nói sẽ cắt 4.500 việc làm. Còn báo El Pais vừa giảm 1/4 nhân sự.

“Chúng tôi biểu tình vì chính phủ đang lờ đi quyền của người dân. Người dân bị tịch thu nhà cửa, và chính phủ thì tăng thêm thuế” - Sandra Gonzalez, 19 tuổi, sinh viên Đại học Complutense, nói.

“Việc thắt lưng buộc bụng là chuyện chưa có hồi kết. Chúng tôi không thấy ánh sáng cuối đường hầm, chỉ thấy đau đớn hơn và khó khăn hơn. Chúng tôi phải phản đối, phải làm gì đó để chấm dứt nó” - Jose Marques, người nhận lương hưu ở Lisbon tham gia biểu tình, nói.

 

                                                                        Theo Báo Tuoitre

 

 

Các tin khác


Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Liên đoàn Arab thống nhất lập trường chung về Gaza

Trong cuộc họp ở thủ đô Manama của Bahrain, Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Arab đã nỗ lực để đạt được lập trường chung về vấn đề Gaza trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) vào ngày 16/5.

Người học vấn cao xin làm nhân viên tang lễ khi Trung Quốc khan hiếm việc làm

Công việc nhân viên hỏa táng thuộc nhóm nghề có mức lương tốt và ổn định nên đang thu hút sự quan tâm của người trẻ Trung Quốc, dù tốt nghiệp trái ngành ở nhiều trường đại học danh tiếng.

Xung đột Hamas - Israel: Dân thường Israel thiệt mạng do đạn bắn từ Liban

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Quân đội Israel (IDF) ngày 14/5 thông báo 1 người dân đã thiệt mạng và 5 quân nhân bị thương do đạn chống tăng bắn từ phía Liban trúng vào khu dân cư Adamit của Israel nằm sát biên giới.

Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Donald Trump gia tăng ưu thế tại các bang chiến địa

Ngày 14/5, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa tiếp tục gia tăng ưu thế tại hầu hết các bang "chiến địa" quan trọng trước đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục