Lãnh đạo Hạ viện Mỹ đã thể hiện sự ủng hộ tấn công Syria

Lãnh đạo Hạ viện Mỹ đã thể hiện sự ủng hộ tấn công Syria

Hơn hai tuần đã trôi qua, kể từ khi Mỹ tuyên bố sẵn sàng tấn công trừng phạt Syria về tội đánh dân thường bằng vũ khí hóa học ngày 21-8. Tuy nhiên, cho đến nay giờ “G” (giờ khai khỏa) vẫn chưa được xác định, khiến dư luận đặt câu hỏi đâu là những khó khăn cản trở quá trình ra quyết định của Tổng thống Obama ?

 

Chứng cứ vẫn thiếu minh bạch

Trong khi Mỹ và phương Tây cho rằng họ đã nắm trong tay bằng chứng rằng quân chính phủ Syria là thủ phạm gây ra vụ thảm sát dân thường bằng vũ khí hóa học, thì Syria và Iran cũng đưa ra bằng chứng rằng quân của phe đối lập đã gây ra vụ thảm sát nêu trên (có băng ghi hình).

Dale Gavlak, phóng viên có uy tín của hãng AP có bài viết trên tờ Politaia.org (Đức) cho rằng: “Từ rất nhiều cuộc phỏng vấn với các bác sĩ, các cư dân ở Ghouta, chiến binh nổi dậy và gia đình của họ... nhiều người tin rằng phiến quân đã nhận được vũ khí hóa học thông qua Giám đốc tình báo Arập Saudi, hoàng tử Bandar bin Sultan và chịu trách nhiệm thực hiện vụ tấn công khí Sarin hôm 21/8 khiến gần 1.500 người thiệt mạng”.

Trong khi đoàn thanh sát của LHQ vẫn còn cần tới hai đến ba tuần để xem những tang vật thu được có phải là vũ khí hóa học không và nếu đúng thì ai là người đã sử dụng. Còn Nga thì cho rằng, phe nổi dậy đã có “hành động khiêu khích” và mang tính “đầu cơ” để tạo tình huống cho Mỹ can thiệp quân sự vào Syria.

Các nhà phân cho rằng, Mỹ khẳng định như đinh đóng cột rằng mình có bằng chứng về việc quân chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học, nhưng vì sao không công khai bằng chứng hoặc trình lên LHQ, trong khi Mỹ luôn đòi hỏi các nước khác, nhất là các nước lớn phải tuân thủ luật pháp và thể hiện trách nhiệm quốc tế của mình.

Đa số phản đối

Không khí chiến tranh “sôi động” ngay sau khi ông Obama tuyên bố sẵn sàng can thiệp quân sự vào Syria, đã lập tức im bặt sau tin quốc hội Anh bác bỏ đề nghị của Thủ tướng Anh Cameron về khả năng tiến hành một chiến dịch quân sự chống Syria, cùng với sự lạnh nhạt của các đồng minh NATO khiến cho Tổng thống Obama trở nên “cô đơn” hơn bao giờ hết.

Một số nguồn tin cho biết vẫn có một số nước như: Israel, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada và Australia ủng hộ hành động quân sự của ông Obama. Tuy nhiên, theo ghi nhận của BBC thì số nhà lãnh đạo G20 phản đối hành động quân sự của Mỹ đã nhiều hơn hẳn số nước cổ vũ cho hành động này.

Không khí trong nước Mỹ có phần ảm đạm hơn. Một cuộc thăm dò của nhật báo Washington Post và đài truyền hình ABC cho thấy 59% người Mỹ chống đối việc thực hiện những vụ tấn công Syria, trong khi chỉ có 36% tán thành.

Theo kết quả thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew thực hiện cho thấy số người phản đối việc tấn công Syria vượt xa số người tán thành, với tỉ lệ 48% trên 29%. Trong khi đó nhiều cuộc biểu tình chống chiến tranh được tổ chức tại Washington và ở các nước khác trong đó có Pháp, Ðức, Anh, Australia, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ, các cuộc biểu tình đang đang ngày càng lan rộng hơn ra nhiều nước.

Các cựu chiến binh Mỹ còn phản đối mạnh mẽ hơn. Một cựu binh Mỹ đã gửi thư tới một tờ báo của Mỹ để chia sẻ lý do phản đối: “Tôi là một bác sỹ quân y của Không quân Mỹ, và đã phải trải qua 6 năm đau khổ ở Afghanistan và Iraq. Chúng tôi đã phải làm tất cả, từ việc thả dù chiến đấu đến việc kéo cờ phủ lên những chiếc quan tài”.

Và nhiều người Mỹ bày tỏ: “Chúng ta không cần một cuộc chiến khác, và chắc chắn chúng ta không cần bất kỳ sự tham gia sâu hơn nữa trong một cuộc nội chiến khi mà mục tiêu không rõ ràng, và các đồng minh của chúng ta không thực sự là đồng minh đúng nghĩa”. Vì thế, dư luận cho rằng mặc dù vẫn còn một số đồng minh “chí cốt” nhưng Mỹ vẫn cảm thấy quá “cô đơn” trong cuộc chiến này.

Tự làm khó cho mình

Các nhà phân tích cho rằng, ông Obama đã tự làm khó cho mình nếu tấn công quân sự vào Syria, thì trái với hình tượng của mình, vì ông đã từng phê phán những người tiền nhiệm đã phát động cuộc chiến Iraq và Afghanistan, để rồi ông phải giải quyết hậu quả. Và nhờ nó mà ông đã tạo dựng cho mình một hình tượng Tổng thống “bồ câu” và đã được giải thưởng Nobel năm 2009.

Giờ đây dù đánh Syria hay không, thì đảng Dân chủ của ông cũng sẽ bị mất điểm vào giữa năm 2014 và vào kỳ bầu tổng thống tiếp theo. Đánh hạn chế thì bị coi là nửa vời không hỗ trợ cho phe đối lập lật đổ Tổng thống Assad, nếu không đánh thì bị coi là làm mất danh dự của nước Mỹ và can thiệp sâu hơn thì ông khó thoát khỏi vết xe đổ của người tiền nhiệm.

Trên thực tế, các giới chức Mỹ hăng hái ủng hộ tấn công Syria cũng đã tỏ ý không hài lòng với sự can thiệp hạn chế, họ cho rằng: “Các hành động quân sự có giới hạn không phải là một phần của một chiến lược quân sự hoàn hảo, có khả năng thay đổi cán cân lực lượng trên chiến trường, đạt được mục đích đề ra là loại bỏ ông Assad ra khỏi chính quyền và kết thúc xung đột”.

Còn bình luận viên RIA Novosti, Konstantin Bogdanov cho rằng: “Tổng thống Mỹ có vẻ cần một chiến dịch quân sự mang ý nghĩa chính trị có tiếng vang lớn, có thể được coi như là hành động của phương Tây có “trách nhiệm bảo vệ” người dân ở Syria thì phải”.

Sự phản ứng quốc tế

Mặc dù có quyền phát động ngay lập tức một cuộc chiến chống lại chế độ Assad, nhưng Tổng thống Mỹ Obama lại đưa ra lưỡng viện để trưng cầu ý kiến về kế hoạch tấn công Syria.

Dư luận đặt câu hỏi tại sao ông Obama lại tỏ ra quá thận trọng như vậy? Liệu có phải ông đang lo ngại cuộc tấn công mới sẽ khiến Mỹ một lần nữa sa lầy ở Trung Đông? Và liệu việc Mỹ tấn công Syria là vì vị thế cường quốc hay chỉ vì sự sỹ diện của nước lớn tự cho minh cái quyền lãnh đạo thế giới?

Giới phân tích cho rằng, ranh giới giữa việc giữ vai trò kẻ mạnh và trách nhiệm “lương tâm” của Mỹ chưa bao giờ bấp bênh như hiện nay. Ngày 31-8, thay vì công bố kế hoạch tấn công quân sự , ông Obama ông đã thông báo sẽ tìm kiếm sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ.

Tổng thống Venezuela ông Maduro cũng phản đối tấn công quân sự vào Syria, ông nói: “Thực tế, Tổng thống Obama đang muốn thay thế LHQ, ông ta đã tự mình xét xử, kết tội và đưa ra bản án đối với chính phủ Syria. Hiện nay ông đang đặt quốc hội Mỹ vào vị trí Tòa án quốc tế tối cao thay thế cho Hội đồng Bảo an LHQ”.

Tổng thống Nga Putin cảnh báo rằng các cuộc tấn công của Mỹ và phương Tây mà không có sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an sẽ là một hành vi “xâm lược” không thể chấp nhận được. Ông cho rằng , “ít nhất chúng ta phải đợi kết quả của các điều tra do Ủy ban điều tra của LHQ tiến hành”.

Tổng thư ký LHQ, Ban Ki-moon tuyên bố mọi việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria đều là một “tội ác chiến tranh tầy đình”. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng: “Hội đồng Bảo an có trách nhiệm chính trong việc giữ vững hòa bình và an ninh quốc tế”. Và một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng phù hợp với Hiến chương LHQ là phương cách tốt đẹp nhất để xúc tiến.

Vì thế, dư luận quốc tế đang chờ xem sau ngày 10-9 Tổng thống Mỹ Obama có còn giữ được danh hiệu tổng thống “bồ câu” hay không?

 

                                                                 Theo Báo ND

 

Các tin khác

Hiện trường vụ đánh bom xe ở Li-băng ngày 15/8
(Ảnh: AFP/ Getty Images)
NEC công bố đảng Nhân dân Campuchia của Thủ tướng Hun Sen đã giành chiến thắng với 68 ghế trong quốc hội khóa mới.
Một binh sĩ quân nổi dậy Syria tại Aleppo - Ảnh: Reuters

Al Qaeda nhận trách nhiệm trong vụ đánh bom gây chết 60 người tại Iraq

Ngày 30/7 vừa qua, một vụ nổ bom trên ô tô đã giết hại ít nhất 60 người tại Iraq. Một nhóm phần tử cực đoan thuộc tổ chức Al Qaeda đã thừa nhận gây ra vụ nổ trên để trả thù cho sự ngược đãi đối với cộng đồng người Sunni.

Lo ngại bạo loạn, Thái-lan tăng cường an ninh ở Bangkok

Ngày 31-7, Nội các Thái-lan quyết định áp đặt Luật An ninh nội địa (ISA) tại ba quận trung tâm Bangkok, nơi tập trung nhiều trụ sở trung ương, Tòa nhà Quốc hội (QH), Tòa nhà Chính phủ, Cung điện Hoàng gia, cho đến ngày 10-8, do lo ngại xảy ra biểu tình lớn dẫn đến bạo loạn.

Mỹ gây sức ép sau khi Nga cho Snowden rời sân bay

Chính quyền Mỹ lại một lần nữa gây sức ép với Nga khi yêu cầu nước này phải đưa cựu nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) Edward Snowden ra đối mặt pháp lý.

Nhà vua tương lai của nước Anh được đặt tên

Cung điện Kensington hôm nay (25/7) thông báo con trai của Hoàng tử William và công nương Catherine được định danh là Hoàng tử George Alexander Louis xứ Cambrigde.

Thái-lan lo ngại dịch sốt xuất huyết lây lan

Bộ Y tế công cộng Thái-lan vừa mở chiến dịch ngăn chặn dịch bệnh sốt xuất huyết lây lan vì lo ngại số ca nhiễm bệnh cả năm có thể lên mức kỷ lục hơn 100 nghìn với hơn 100 trường hợp tử vong, nhiều gấp ba lần năm ngoái.

Hội nghị Nhóm công tác ASEAN về các công ước đa phương về môi trường lần thứ 17

Trong ba ngày từ 4-7 đến 6-7, Hội nghị Nhóm công tác ASEAN về các công ước đa phương về môi trường lần thứ 17 diễn ra tại Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục