Ngày 8-5, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố Báo cáo “Đông Á - Thái Bình Dương: Việc làm, Doanh nghiệp và Phúc lợi” kêu gọi các nhà hoạch định chính sách tại các nước này ban hành các quy định về lao động và chính sách an sinh xã hội nhằm mang lại lợi ích cho người lao động, kể cả lao động trong khu vực phi chính thức với quy mô lớn.

 

Theo WB, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế đã làm cho tỷ lệ người dân tham gia lực lượng lao động tại hầu hết các nước Đông Á tăng mạnh và thuộc vào nhóm nước có tỷ lệ lao động cao nhất thế giới.

Trong 20 năm qua, năng suất lao động tại các nước khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đã tăng mạnh, chuyển đổi cơ cấu diễn ra nhanh chóng, với một số lượng lớn lao động chuyển sang làm việc tại các thành phố và sản lượng cao hơn trong các khu vực nông nghiệp, sản xuất và dịch vụ. Các nước từng là nước nghèo trước đây một thế hệ nay đã hội nhập thành công vào chuỗi giá trị toàn cầu nhờ chi phí lao động thấp. Tại phần lớn các quốc gia trong khu vực, tỷ lệ lao động đang làm việc hoặc tìm việc làm bao gồm cả phụ nữ, cao hơn những nước khác có cùng mức thu nhập.

Ông Axel van Trotsenburg, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nói: “Sự phát triển kinh tế chưa từng có tại khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đã tạo việc làm và đưa hàng triệu người thoát cảnh nghèo khó, và đây chính là chiến thắng của người lao động. Nhưng đã đến lúc củng cố tăng trưởng, bằng cách đưa ra những chính sách xã hội bảo vệ người dân nói chung thay vì chỉ phục vụ một ngành, một địa phương hay một nhóm nghề cụ thể nào đó. Nếu được xây dựng tốt, các chính sách đó sẽ bảo đảm một chế độ an sinh xã hội tốt và đến được với mọi người lao động bị thiệt thòi nhất trong xã hội”.

Báo cáo giải thích, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế trong vùng đã giảm, và chi phí lao động tăng, các hạn chế về thị trường lao động và các chính sách an sinh xã hội trong vùng trở thành một vấn đề cấp bách. Các chính sách đã được xây dựng khá tốt tốt trên giấy nhưng thực thi lại kém trên thực tế đã đẩy ngày càng nhiều người lao động – nhất là phụ nữ và những người có tay nghề thấp như những công nhân vệ sinh hay những người phục vụ trong nhà hàng – vào tình cảnh phải làm những công việc không có trợ cấp, bảo hiểm, không có sự quản lý của Nhà nước và không bị đánh thuế, hoặc thậm chí không có việc làm.

Báo cáo cùng cho rằng, các chính sách hiện hành đã không giúp được đa số người lao động, thiên vị nam giới trong độ tuổi lao động tốt nhất và có việc làm được trả lương, trong khi đối xử không có lợi đối với phụ nữ, thanh niên và người lao động có tay nghề thấp. Kinh nghiệm thực chứng tại Indonesia, Việt Nam, và Thái lan cho thấy mỗi khi tăng lương tối thiểu thì cơ hội việc làm của phụ nữ và thanh niên bị ảnh hưởng mạnh hơn.

Báo cáo khuyến nghị, nếu muốn đi đúng quỹ đạo thì các nước trong khu vực phải có tầm nhìn xa vượt ra khỏi vấn đề thị trường lao động và phải hướng đến các vấn đề nền tảng như ổn định giá cả, khuyến khích đầu tư và sáng tạo, hỗ trợ khung chính sách giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển để tạo nhiều việc làm cho người lao động.

 

                                                                      Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Cộng đồng quốc tế phản ứng về vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Ngày 20/5, thông tin từ nhà chức trách Iran cho biết một chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian bị rơi vào ngày 19/5 khi đang bay qua địa hình núi trong sương mù dày đặc khi vừa kết thúc chuyến thăm Azerbaijan.

Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ nạn đói ở Dải Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths ngày 16/5 cho biết người dân ở Dải Gaza đang đối diện với nạn đói khi các nguồn lương thực cạn kiệt, đồng thời cho rằng chiến dịch của Israel ở thành phố Rafah gây ra nhiều khó khăn cho việc lập kế hoạch và phân phối hàng cứu trợ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục