Lãnh đạo cuộc đảo chính của Thái Lan, tướng Prayuth Chan-ocha hôm nay tuyên bố, ông đã chính thức được quốc vương công nhận là người đứng đầu hội đồng quân sự và sẽ điều hành đất nước, đồng thời cảnh báo, sẽ sử dụng vũ lực nếu các cuộc biểu tình chính trị bùng lên một lần nữa.

 

Ông Prayuth nắm quyền hôm 22.5, nói rằng, quân đội sẽ lập lại trật tự sau gần 7 tháng diễn ra một số cuộc biểu tình chết người trên đường phố. Quân đội đã bắt giữ một số chính trị gia, các nhà hoạt động, các học giả và một số người khác.

“Liệu chúng ta có quay trở lại như trước đây? Nếu chúng ta muốn làm điều đó thì tôi sẽ cần tới vũ lực và áp đặt luật pháp nghiêm chính”, ông Prayuth phát biểu trong một tuyên bố trên truyền hình. 

Ông nói thêm: “Các bạn cần phải tha thứ cho bất kỳ biện phắp cứng rắn nào nếu cần thiết”.

Ông Prayuth không nêu rõ khung thời gian cụ thể trong việc nắm giữ quyền lực của quân đội mặc dù bày tỏ hi vọng tổ chức bầu cử sớm.

Ở Thái Lan, sự ủng hộ của hoàng gia có ý nghĩa rất quan trọng bởi chế độ quân chủ là thể chế quan trọng nhất.

 

                                                                             Theo Báo LĐ

 

Các tin khác

Chiếc xe buýt bị cháy rụi
Hiện trường vụ tai nạn máy bay (ảnh: KPL)

Dư luận quốc tế tiếp tục phản đối Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Theo TTXVN và các nguồn tin nước ngoài, ngày 13-5, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định, việc Trung Quốc có các hành động khiêu khích, gây căng thẳng ở Biển Ðông là quan điểm nhìn nhận của nhiều nước. Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ G.Pxa-ki bác bỏ cáo buộc từ phía Trung Quốc cho rằng sự can dự của Mỹ vào những diễn biến mới nhất ở Biển Ðông là phá hoại hòa bình và ổn định ở khu vực.

Cộng đồng quốc tế lên án Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Theo các nguồn tin nước ngoài, những ngày qua, trên khắp thế giới đã có những tiếng nói chính nghĩa lên án việc Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) đưa giàn khoan Hải Dương - 981 vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam. Hành động này không chỉ gây phản ứng từ nhiều nước mà còn vấp phải sự phản đối từ chính giới học giả Trung Quốc. Học giả hàng đầu Trung Quốc Lý Lệnh Hoa khẳng định, Trung Quốc là nước ký Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) 1982, vì vậy cần hành xử theo điều 74 và điều 83 của Công ước, theo đó tôn trọng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước chung quanh.

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN quan ngại sâu sắc về tình hình hiện nay ở Biển Đông

Ngày 10-5, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã ra tuyên bố bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ việc đang diễn ra trên Biển Đông hiện nay.

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi “kiềm chế tối đa” ở Biển Đông

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 9-5 đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về những căng thẳng đang leo thang tại Biển Đông sau khi Trung Quốc đơn phương đặt giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời kêu gọi các bên liên quan “kiềm chế tối đa”, giải quyết bằng con đường hòa bình.

Cảnh sát va chạm phe biểu tình Thái Lan

Ngày 9.5, tại thủ đô Bangkok của Thái Lan xảy ra vụ đụng độ mới giữa cảnh sát và phe biểu tình chống chính phủ khi phe này cố xâm nhập Cơ quan Điều hành trật tự và an ninh của chính phủ.

Tổng thống Nga đến Crimea

Cuộc diễu binh kỷ niệm 69 năm chiến thắng của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Quảng trường Đỏ tại Moscow - Nga hôm 9-5 với sự tham dự của 11.000 quân nhân, 69 máy bay và trực thăng, 151 thiết bị quân sự - nhiều hơn gần gấp đôi năm ngoái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục