Một người dân cầm cờ của Liên hiệp châu Âu (EU) và Hy Lạp trong một cuộc tuần hành trước tòa nhà Quốc hội Hy Lạp, tại Thủ đô Athens, Hy Lạp, ngày 9-7-2015. (Ảnh: Reuters)
Chính phủ Hy Lạp ngày 9-7 đã đệ trình những đề xuất cải cách mới tới Quốc hội nước này và Nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) để xem xét thông qua.
Người phát ngôn của Chủ tịch Eurogroup Jeroen Dijsselbloem, Michel Reijns, xác nhận, Hy Lạp đã đệ trình kế hoạch cải cách mới của nước này ngay trước hạn chót là 0 giờ ngày 9-7.
“Chủ tịch Eurogroup, Jeroen Dijsselbloem, đã nhận được những đề xuất cải cách của Hy Lạp, những đề xuất này đóng vai trò quan trọng cho các cơ quan xem xét để đưa ra đánh giá của họ”, ông Michel Reijns chia sẻ trên Twitter.
Trước đó cùng ngày, Chính phủ Hy Lạp đã đệ trình những đề xuất cải cách mới lên Quốc hội nước này để các nghị sĩ xem xét và có thể thông qua vào ngày 10-7.
Trong cuộc họp cấp cao khẩn cấp hôm 7-7, các nhà lãnh đạo khu vực đồng euro đã đưa ra hạn chót tới 0 giờ ngày 9-7 cho Hy Lạp để đệ trình “những đề xuất chi tiết về một chương trình cải cách cụ thể và toàn diện”. Việc đệ trình kế hoạch cải cách đúng hạn của Hy Lạp được xem như là một bước đi tích cực hướng tới một thỏa thuận cứu trợ cuối cùng.
Các nhà lãnh đạo EU cũng đã ấn định ngày 12-7 là hạn chót cho các cuộc đàm phán về nợ của Hy Lạp và cảnh báo rằng Hy Lạp có thể sẽ phải rời khỏi khu vực đồng euro nếu các bên liên quan không đạt được thỏa thuận.
Trước đó, ngày 8-7, Hy Lạp đã đệ trình yêu cầu chính thức của nước này tới Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM), đề nghị vay vốn trong vòng ba năm từ ESM, nhằm tránh khả năng nước này bị vỡ nợ và rời khỏi khu vực đồng euro.
Các cơ quan của Liên hiệp châu Âu (EU) dự kiến sẽ đánh giá các đề xuất cải cách mới của Hy Lạp và chuyển tới Eurogroup. Các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro dự kiến sẽ nhóm họp tại Brussels (Bỉ) vào ngày 11-7 để thảo luận về kế hoạch của Hy Lạp và 28 nhà lãnh đạo EU sẽ tổ chức một cuộc họp cấp cao cuối cùng để quyết định về vấn đề này vào ngày 12-7.
Theo Báo ND
Ngày 20-6, tại Hội nghị lần thứ 38 Ban Chấp hành T.Ư Đảng Nhân Dân Campuchia (CPP) cầm quyền, Thủ tướng Hun Sen, Phó Chủ tịch CPP được bầu làm Chủ tịch CPP, thay ông Chea Sim qua đời ngày 8-6 vừa qua.
Ngày 19-6, hàng nghìn người dân Campuchia trong trang phục tang lễ áo trắng, quần hoặc váy dài sẫm màu, đã đổ ra các tuyến phố của thủ đô Phnom Penh để tiễn đưa di hài cố Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền Samdech Chea Sim từ nhà riêng tới nơi hỏa táng trong công viên trước chùa Botum.
Ngày 18-6, Bộ Y tế Thái-lan đã chính thức xác nhận trường hợp nhiễm virus corona gây Hội chứng hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS-CoV) đầu tiên tại nước này. Bệnh nhân nhiễm virus là một người đàn ông 75 tuổi nhập cảnh vào Thái-lan từ một quốc gia Trung Đông từ ngày 15-6.
Ngày 15-6, Chủ tịch Quốc hội Đan Mạch Mogens Lykketoft đã được bầu làm Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) khóa 70, với nhiệm kỳ một năm.
Hàn Quốc ngày 14-6 ghi nhận thêm bảy ca nhiễm mới Hội chứng hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS), nâng tổng số người nhiễm virus MERS tại nước này lên 145 người trong đó có 14 người tử vong.
Ngày 10-6, cựu Tổng thống Ucraina Leonid Kuchma, đại diện của Kiev tại Nhóm tiếp xúc ba bên về khủng hoảng Ucraina, thông báo, vòng đàm phán hoà bình tiếp theo tại Thủ đô Minsk của Belarus sẽ được tổ chức trong tháng này.