Nguồn ảnh: Reuters
Sau khi kết quả trưng cầu dân ý về việc rời khỏi EU của cư tri Anh được công bố, với gần 52% cử tri ủng hộ, nhiều nhà lãnh đạo châu Âu đã bày tỏ quan điểm về quyết định này.
|
Trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk khẳng định: “Đây là một thời khắc lịch sử nhưng chắc chắn không phải là thời khắc cho những phản ứng kích động. Chúng ta cũng đã chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất”. Ông Donald Tusk cũng thể hiện quyết tâm duy trì sự đoàn kết trong EU: “Hôm nay, thay mặt cho 27 nhà lãnh đạo tôi có thể nói rằng, chúng tôi quyết tâm duy trì sự đoàn kết của chúng tôi. Tôi cũng bảo đảm rằng sẽ không có khoảng trống quyền lực nào. Cho đến khi Anh chính thức rời khỏi EU, các điều luật của EU sẽ tiếp tục được áp dụng đối với nước Anh và trong lòng nước Anh”. Trong khi đó, phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết, cuộc trưng cầu dân ý tại Anh là một cuộc sát hạch khó khăn đối với châu Âu. Ông tôn trọng quyết định của Anh rời khỏi EU và các cuộc đàm phán liên quan đến việc rời EU của Anh phải được triển khai nhanh chóng. Ông Hollande cho rằng, cuộc bỏ phiếu của cử tri Anh đã đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với châu Âu và EU phải chú trọng vào những ưu tiên quan trọng như an ninh và quốc phòng, bảo vệ biên giới và tạo việc làm cũng như củng cố khu vực eurozone. Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier gọi đây là “ngày buồn đối với châu Âu và Anh” trong khi Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean Marc Ayrault cũng “thấy buồn cho Anh” và “châu Âu sẽ phải củng cố và lấy lại niềm tin của người dân”. Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble cho biết: “Tôi đã hy vọng về một kết quả khác. Hiện giờ,chúng ta phải hướng về phía trước và giải quyết tình huống này. Tiến trình cho việc rời khỏi EU của một quốc gia thành viên đã được quy định rõ ràng và sẽ được áp dụng. Châu Âu sẽ cùng sát cánh bên nhau”. Thủ tướng Na Uy Erna Solberg đã gọi cuộc bỏ phiếu là “một dấu hiệu từ các cử tri Anh và nhiều cử tri khác trên toàn châu Âu, những người cảm thấy rằng EU không đưa ra những câu trả lời đủ hiệu quả cho những thách thức hiện nay”. Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho rằng: “ Thủ tướng Italy Matteo Renzi kêu gọi: “Chúng ta phải thay đổi (Liên hiệp châu Âu) để giúp khối trở nên nhân đạo và công bằng hơn nhưng châu Âu là nhà của chúng ta, là tương lai của chúng ta”. Quyền Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy nói: “Trong hơn một nửa thế kỷ qua, người dân châu Âu đã xây dựng một không gian tuyệt vời cho hòa bình, tự do và thịnh vượng trong lịch sử loài người. Và bất chấp những bước thụt lùi lớn như Brexit chúng ta phải đối mặt ngày hôm nay, không ai nên nghi ngờ rằng chúng ta sẽ tiếp tục hợp tác để xây dựng tương lai”. Manfred Weber, người đại diện cho nhóm chính trị của Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Nghị viện châu Âu nói: “Quyết định rời khỏi EU gây ra những thiệt hại lớn cho cả hai bên nhưng trước tiên là đối với Anh, sẽ không có ưu đãi đặc biệt nào cho Anh”.
Theonhandan |
Chồng chất những sự kiện và diễn biến căng thẳng trên các lĩnh vực, nhất là về an ninh, quân sự, chính trị, những ngày qua, thế giới trải qua nhiều diễn biến phức tạp.
Hà Lan đang tiến hành điều tra thông tin về một mạng lưới ngầm thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang trà trộn vào những người nhập cư tại một trại tị nạn ở nước này.
Sau khi giành thêm nhiều phần lãnh thổ chiến lược từ tay tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, quân đội I-rắc tiếp tục mở chiến dịch quân sự tiến công trực tiếp vào thành phố Pha-lu-gia, thành trì của IS ở tỉnh An-ba. Cuộc chiến chống IS khốc liệt cùng làn sóng bạo lực tiếp tục gia tăng ở I-rắc khiến quốc gia Trung Đông này lâm vào khó khăn chồng chất.
Theo Roi-tơ và TTXVN, ngày 31-5, Tổng Cục An ninh đối ngoại của Pháp (DGSE) đã yêu cầu sự hợp tác của các cơ quan an ninh An-giê-ri nhằm ngăn ngừa nguy cơ tiến công khủng bố trong dịp diễn ra Vòng chung kết Giải vô địch bóng đá châu Âu (EURO 2016), dự kiến diễn ra ở Pháp từ ngày 10-6 tới.
Sau tuyên bố mới đây của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc bình thường hóa quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ, Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus ngày 30-5 cho biết, quan hệ giữa hai nước có thể được khôi phục.
Ngày 24-5, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định viện trợ không hoàn lại khẩn cấp số tiền 2,5 triệu USD thông qua Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), nhằm hỗ trợ Việt Nam khắc phục thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng đang diễn ra trên diện rộng tại khu vực cao nguyên Trung Bộ, khu vực Nam Trung Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ cuối năm 2014, do ảnh hưởng của hiện tượng En Ni-nô.