Hội đồng bầu cử Quốc gia họp phiên toàn thể sáng 15/7.
Trong 496 người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa mới, duy nhất ông Trịnh Xuân Thanh không được công nhận đủ tư cách là đại biểu Quốc hội khóa 14.
Sáng 15/7, Hội đồng bầu cử quốc gia họp phiên thứ 7 để xem xét, biểu quyết về tư cách đại biểu Quốc hội của 496 người trúng cử trong kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 vừa qua.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, quá trình xem xét xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội, có một trường hợp được cơ quan chức năng xem xét xử lý do có dấu hiệu sai phạm. Đó là ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang.
Hơn 20 thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia sau đó đã bỏ phiếu xem xét tư cách đại biểu Quốc hội của 496 người trúng cử.
Trao đổi với VnExpress, Chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, tất cả thành viên của Hội đồng có mặt trong phiên họp sáng 15/7 đã bỏ phiếu tán thành việc không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội của ông Trịnh Xuân Thanh (nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang). Như vậy, Quốc hội khóa 14 có 495 đại biểu đủ tư cách.
Theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, căn cứ kết quả tổng kết bầu cử đại biểu Quốc hội, kết quả giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến người trúng cử, Hội đồng bầu cử quốc gia sẽ xác nhận tư cách của người trúng cử và cấp giấy chứng nhận đại biểu Quốc hội khóa 14 cho người trúng cử, báo cáo kết quả này tại phiên họp thứ nhất Quốc hội khóa 14.
Ngày 18/7, hội nghị tổng kết công tác bầu cử sẽ được tổ chức để đánh giá toàn diện, đầy đủ kết quả đạt được, các hạn chế tồn tại trong cuộc bầu cử vừa qua, rút kinh nghiệm cho cuộc bầu cử lần sau.
Đường thăng tiến của ông Trịnh Xuân Thanh. Đồ họa: Tiến Thành - Võ Văn Thành. |
Chiều 11/7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương ra thông báo kỳ họp thứ 4 và 5. Thông báo nêu, qua kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với ông Trịnh Xuân Thanh, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc Hội đồng bầu cử quốc gia xem xét, không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa 14 đối với ông Trịnh Xuân Thanh.
Theo Ủy ban kiểm tra Trung ương, ông Trịnh Xuân Thanh không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để được đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch các chức vụ cao hơn và không thuộc diện cán bộ luân chuyển theo kết luận 146 của Bộ Chính trị khóa XI. Nhưng, ông Trịnh Xuân Thanh vẫn đề nghị, để các cơ quan chức năng làm quy trình tiếp nhận, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo ở Bộ Công Thương và tỉnh Hậu Giang là thể hiện thiếu trung thực, thiếu trách nhiệm và thiếu gương mẫu.
Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 vừa qua, ông Trịnh Xuân Thanh được 198.392 phiếu, đạt tỷ lệ 75,28% số phiếu hợp lệ và trở thành người trúng cử với số phiếu được bầu chọn cao nhất tại Hậu Giang.
Ông Trịnh Xuân Thanh từng làm Tổng giám đốc rồi Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Năm 2013, rời ngành dầu khí, ông Thanh được bổ nhiệm nhiều chức vụ ở Bộ Công Thương trước khi giữ cương vị Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang vào năm 2015. Đầu tháng 6/2016, nhiều báo chí thông tin về xe tư nhân Lexus trị giá trên 5 tỷ do ông Trịnh Xuân Thanh sử dụng gắn biển công vụ. Ngày 9/6, Văn phòng Trung ương Đảng có công văn truyền đạt ý kiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giao 9 cơ quan kiểm tra, xem xét, kết luận những nội dung bài báo liên quan đến Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh. Có 3 vấn đề được báo chí đề cập: Phó chủ tịch Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh được đưa đón bằng chiếc Lexus LX570 là xe tư, nhưng gắn biển xanh; tình trạng thua lỗ nặng ở Tổng công ty PVC, nơi ông Thanh từng giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt từ năm 2007 đến năm 2013 và dù lãnh đạo doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nhưng ông Thanh vẫn được bổ nhiệm Phó chủ tịch tỉnh. |
Theo Vnexpress
(HBĐT) - Trong 2 ngày 13 - 14/7, Ban Chỉ đạo diễn tập huyện Kỳ Sơn đã tổ chức thực hành diễn tập phòng chống khủng bố và diễn tập Khu vực phòng thủ (KVPT) năm 2016. Dự và chỉ đạo có các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo diễn tập tỉnh, các đồng chí phái viên, đạo diễn diễn tập KVPT tỉnh.
(HBĐT) - Theo thông tin từ Công an tỉnh, vào hồi 13h23’ ngày 8/7, trên đường QL6 đoạn chân dốc Cun thuộc tổ 7, phường Thái Bình (TP Hòa Bình), tổ CSGT Công an thành phố trong khi làm nhiệm vụ phát hiện xe ô tô Kia loại 4 chỗ ngồi, BKS 28H - 2878 điều khiển hướng Hòa Bình - Sơn La vi phạm tốc độ 55/50 km/h.
(HBĐT) - Lương Sơn là huyện động lực trong phát triển kinh tế, thu hút đầu tư của tỉnh. Trên địa bàn có nhiều khu, cụm công nghiệp với các dự án công nghiệp lớn đã, đang triển khai thực hiện. Là huyện cửa ngõ của tỉnh, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội cùng với thuận lợi trong phát triển kinh tế, giao thương giữa miền núi với miền xuôi cũng nảy sinh nhiều phức tạp về AN-TT, khiếu kiện trong nhân dân, nhất là vấn đề về đất đai liên quan đến giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư thu hồi đất… Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được huyện quan tâm đẩy mạnh, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật trong nhân dân, hạn chế KN-TC trên địa bàn.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, cấp uỷ, chính quyền TP Hoà Bình tập trung chỉ đạo các phường, xã, đoàn thể chính trị - xã hội tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương. Theo đó, các cơ sở đã tổ chức 92 hội nghị với 7.393 lượt người tham dự. Duy trì chương trình “Pháp luật với cuộc sống”, “Tìm hiểu chính sách và pháp luật” trên sóng PT- TH.
(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, Thanh tra Sở GTVT đã thực hiện 54 cuộc thanh tra thường xuyên, phát hiện 352 vụ vi phạm về chở quá số người quy định; dừng đón, trả khách không đúng nơi quy định; chở hàng quá tải thiết kế của phương tiện; quá tải trọng cho phép của cầu đường bộ...
Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) Bộ Công an đang điều tra việc Formosa chôn 100 tấn chất thải tại trang trại của ông Lê Quang Hòa - giám đốc Công ty Môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh.