(HBĐT) - Xã Tân Pheo (Đà Bắc) địa hình đa phần là đồi, núi cao, mạng lưới sông, suối dày đặc, dân cư phân bố thưa thớt, không đồng đều. Chính vì vậy, để xây dựng, phát triển mạng lưới giao thông đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân hiện vẫn là “bài toán” chưa có lời giải đối với các cấp chính quyền địa phương…

 

Đồng chí Bàn Thanh Sơn, Chủ tịch UBND xã Tân Pheo cho biết: “Toàn xã hiện có 4.300 nhân khẩu, 700 hộ dân phân bố ở 7 xóm. Người dân sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, diện tích đất sản xuất hạn chế. Do đó, trong những năm trước đây, xã luôn ưu tiên đầu tư, xây dựng hệ thống thủy lợi nhằm hỗ trợ người dân sản xuất, nâng cao thu nhập. Vì vậy, hệ thống giao thông nông thôn chưa được quan tâm đầu tư, tồn tại nhiều vấn đề bất cập”.  

Đường vào  khu sản xuất của xóm  Thùng Lùng,  xã Tân Pheo  (Đà Bắc) chưa được  cứng hóa.

Cùng với nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và nguồn vốn các chương trình, dự án lồng ghép, xã đã huy động người dân hiến 24.221 m2 đất thổ cư và đất sản xuất, 2.000 ngày công lao động và 16 triệu đồng làm đường GTNT. Đến nay, tỉnh lộ 433 chạy qua xã dài 12 km cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Trục đường liên thôn, xóm dài 25,3 km đã bê tông hóa 370 m. Các trục đường nội thôn, xóm và đường vào khu sản xuất cơ bản là nền đất. Ngoài ra, xã đã xây dựng được 5 ngầm bê tông, 1 cầu treo dân sinh bắc qua suối Chàm, 1 cầu bê tông bắc qua suối Nhạp. 

Tuy nhiên, điều khiến chính quyền xã trăn trở nhất hiện nay là đường nội thôn, xóm và các trục đường vào khu sản xuất. Do địa hình xã đa phần là đồi, núi cao, có nhiều suối chảy qua chia cắt các xóm thành các chòm dân cư. Trung bình mỗi chòm có khoảng 6 - 7 hộ dân sinh sống, đặc biệt có chòm chỉ 1- 2 hộ nên việc đầu tư làm đường gặp không ít khó khăn. Ngoài ra, các trục đường vào khu sản xuất hiện nay chưa quy hoạch, xây dựng. Do đó, sản phẩm làm ra không đem ra được chợ đầu mối tiêu thụ, bị tư thương ép giá.  

Anh Lường Văn Dong, một hộ sinh sống tại xóm Than cho biết: “Vào mùa mưa lũ, có thời điểm các chòm dân cư bị cô lập hoàn toàn. Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh đều ngưng trệ, học sinh cũng phải nghỉ học. Ngoài ra, tại các vùng trũng, nhiều người tham gia giao thông đã bị ngã do mặt đường trơn trượt, nước chảy xiết, rất may không có thương vong xảy ra”.  

Đồng chí Bàn Thanh Sơn, Chủ tịch UBND xã Tân Pheo chia sẻ: “Giao thông nông thôn được coi là tiêu chí “xương sống”, nền tảng vững chắc để phát triển KT-XH. Trong thời gian tới, cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục tuyên truyền người dân hiến đất mở rộng đường giao thông, đóng góp ngày công lao động. Chú trọng đầu tư mở rộng các tuyến đường vào khu sản xuất, thuận tiện cho xe cơ giới hoạt động. Tuy nhiên, để xây dựng các công trình giao thông cần nguồn vốn lớn mà xã không đáp ứng được. Vì vậy, mong muốn Nhà nước có chính sách hỗ trợ hợp lý, tạo điều kiện tốt nhất để người dân nâng cao chất lượng cuộc sống.

 

                                                           Đức Anh

 

Các tin khác

Lãnh đạo Sở Tư pháp trình bày dự kiến chương trình tổ chức hội thi cấp tỉnh.
Công an xã Địch Giáo (Tân Lạc) tích cực xuống cơ sở  nắm tình hình nhân dân trên địa bàn.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Lực lượng cảnh sát kinh tế Công an tỉnh 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành

(HBĐT) - Ngày 10/8/1956 Thủ tướng Chính phủ ban hành Thông tư số 1001/TTg, xác định tổ chức ngành CSND, trong đó quy định: “Cảnh sát kinh tế phụ trách công tác bảo vệ công khai các nhà máy, hầm mỏ. Đây là mốc son quan trọng đánh dấu sự ra đời của lực lượng Cảnh sát kinh tế. Ngày 31/7/2006, Bộ Công an ban hành Quyết định số 899/2006/QĐ-C11 (C28) xác định ngày 10/8/1956 là Ngày truyền thống của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (nay là CSĐT TP về kinh tế và tham nhũng, hay còn gọi tắt là Cảnh sát kinh tế (CSKT). Ra đời và lớn lên cùng lực lượng CSKT của cả nước, lực lượng CSKT Công an tỉnh Hoà Bình đã từng bước được kiện toàn và không ngừng trưởng thành, lập nhiều chiến công xuất sắc góp phần tô thắm thêm truyền thống anh hùng của lực lượng CAND.

Vụ quán Xin Chào: Thống nhất ý kiến xử lý Đại tá Nguyễn Văn Quý

Liên quan đến các sai phạm của Đại tá Nguyễn Văn Quý – nguyên Trưởng Công an huyện Bình Chánh trong vụ “quán Xin Chào” và vụ “Khởi tố… người dựng chòi vịt”, chiều 5-8, ông Nguyễn Văn Phụng – Bí thư Huyện ủy huyện Bình Chánh, TPHCM cho biết, Ban Thường vụ Huyện ủy đã họp, thống nhất ý kiến và chuyển hồ sơ lên Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM đề nghị hình thức xử lý cảnh cáo về mặt Đảng đối với ông Quý.

Kim Bôi: Phá dỡ lều lán, tiêu hủy phương tiện và phá lấp hầm khai thác than trái phép

(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 60/KH-UBND, ngày 5/8, UBND huyện Kim Bôi đã huy động lực lượng, tổ chức phá dỡ lều lán, phương tiện và phá lấp hầm khai thác than trái phép trên địa bàn xã Cuối Hạ.

15 năm tù cho kiều nữ đi bán ma tuý thuê

(HBĐT) - Tại Trạm tạm giam Công an tỉnh, TAND tỉnh vừa mở phiên toà hình sự sơ thẩm lưu động xét xử đối với bị cáo Nguyễn Thị Huyền Trang (sinh năm 1986) trú tại xóm 5, xã Sủ Ngòi (TP Hoà Bình) về tội mua bán trái phép chất ma tuý.

Huyện Lương Sơn: 20 đội tham gia hội thi hòa giải viên giỏi

(HBĐT) - UBND huyện Lương Sơn vừa tổ chức hội thi “Hòa giải viên giỏi năm 2016”. Tham dự có 20 đội hòa giải đến từ 20 xã, thị trấn trong huyện.

Sau 72 h phá thành công chuyên án cướp tài sản, bắt 2 đối tượng thu hồi tài sản cho nhân dân

(HBĐT) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đang tiếp tục tiến hành điều tra mở rộng vụ án 2 đối tượng dùng kiếm cướp tài sản. Trước đó, khoảng 24h đêm 27/7/2016 tại Km 94+600, QL 21A thuộc địa phận dốc Bòng Bong, xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) xảy ra vụ án 2 thanh niên đi xe mô tô dùng kiếm đe dọa và cướp 1 xe máy nhãn hiệu Honda Wave mang biển kiểm soát 17B5 – 151.45 của anh Nguyễn Huy Giang, sinh năm 1976, HKTT Thị trấn Chi Nê, Lạc Thủy đang trên đường đi từ Thái Bình về Ban chỉ huy quân sự huyện để làm nhiệm vụ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục