Nhiều nạn nhân bị lừa đảo với số tiền từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng khi nhận được điện thoại bàn (hiện số của Bưu điện, cơ quan Công an...) gọi đến...
Ngày 27-12, Công an TP Long Xuyên (An Giang) cho biết, cơ quan điều tra đang làm rõ đường dây lừa đảo chiếm đoạt trên 400 triệu đồng qua điện thoại. Các đối tượng gọi đến điện thoại bàn của nạn nhân, tự xưng là cán bộ điều tra và cáo buộc đã có lệnh bắt giam vì liên quan đến vụ án ma túy.
Cả hai nạn nhân đều bị yêu cầu chuyển tiền vào số tài khoản do bọn chúng cung cấp để xác minh nguồn gốc tài sản hoặc đảm bảo cho tại ngoại trong quá trình điều tra rồi chiếm đoạt.
|
Thiết bị, máy tính sử dụng để lừa đảo bằng công nghệ cao được Công an TP Cần Thơ thu giữ. |
Bà Huỳnh H. (51 tuổi, ngụ TP Long Xuyên) cho biết, chiều 19-12 vừa qua, có người gọi đến điện thoại bàn của gia đình và xưng là cán bộ Phòng Cảnh sát hình sự Bắc Ninh.
Qua điện thoại, bà H.. bị cáo buộc liên quan đến chuyên án ma túy. Người này đề nghị, nếu muốn được tại ngoại điều tra thì rút hết tiền trong các tài khoản ngân hàng chuyển vào số tài khoản 030035471886 và yêu cầu cung cấp số điện thoại cá nhân. Sau đó, người này gọi lại bằng số thuê bao 0082262051682 hối thúc bà H. chuyển tiền.
Toàn bộ nội dung trao đổi, người tự xưng là Cảnh sát hình sự yêu cầu đương sự giữ bí mật, kể cả người thân, nếu không sẽ bị bắt giam. Lo sợ, bà H. đến ngân hàng chuyển 350 triệu đồng, rồi gọi lại cho vị cán bộ này thì ngoài vùng phủ sóng.
Cũng với thủ đoạn này, chiều 21-12, bà Hồ Ngọc A. (58 tuổi, ngụ TP Long Xuyên) nhận được điện thoại của một thanh niên nói giọng miền Bắc và tự giới thiệu là cán bộ của C46 (Bộ Công an). Người này cho bà A. biết là đang điều tra chuyên án liên quan đến bà và đã có lệnh bắt tạm giam 2 tháng để điều tra.
Sau đó, người này ra điều kiện, nếu bà A. muốn tại ngoại thì chuyển 52 triệu đồng vào tài khoản số 020032871268 để đảm bảo. Sau khi chuyển tiền, số điện thoại của người tự xưng là cán bộ điều tra này cũng mất liên lạc.
Cả hai nạn nhân sau khi chuyển tiền, nghi bị lừa đảo mới đến cơ quan Công an điều tra trình báo thì các đối tượng đã rút tiền khỏi tài khoản và xóa mọi dấu vết.
Theo lãnh đạo Công an TP Long Xuyên, những kẻ lừa đảo từng bước một đánh vào tâm lý của nạn nhân, khiến họ rơi vào tình trạng sợ hãi, mất tỉnh táo và làm theo hướng dẫn không một chút nghi ngờ. Các cơ quan pháp luật không bao giờ thu thập những thông tin đó qua điện thoại.
Nếu ai đó yêu cầu chuyển tiền vào các tài khoản cá nhân thì đó là bọn lừa đảo, vì cơ quan Công an không có tài khoản mang tên cá nhân, cũng không bao giờ yêu cầu đương sự phải chuyển tiền để chứng minh mình vô tội.
Cũng với thủ đoạn này, tại Cần Thơ, nhiều nạn nhân bị lừa đảo với số tiền lớn, có người vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng khi nhận được điện thoại bàn (hiện số của Bưu điện, cơ quan Công an...) gọi đến.
Người dân cần đề cao cảnh giác, khi nhận được các cuộc gọi lạ, có dấu hiệu nghi vấn, phải bình tĩnh xác minh, không làm theo yêu cầu của bọn chúng. Đặc biệt, không chuyển tiền vào các tài khoản theo yêu cầu của người lạ, không cung cấp tài khoản, thẻ tín dụng, thông tin cá nhân cho người khác.
Khi nhận được cuộc điện thoại nghi ngờ, không nên tự giải quyết vì sẽ sập bẫy lừa đảo của tội phạm và phải thông báo ngay đến cơ quan Công an”, lãnh đạo Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Cần Thơ khuyến cáo.
TheoCAND
(HBĐT) - Năm 2016, UBND TP Hòa Bình và các ngành chức năng duy trì thực hiện tốt việc tiếp công dân theo quy định. Thành phố đã tiếp 95 đoàn với 155 lượt người, giảm 15 lượt người so với năm 2015; tiếp nhận 214 đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh, giảm 60 đơn so với năm trước.
Theo tố cáo của người dân, nữ Phó Chánh án TAND huyện Ea Kar (Đắk Lắk) đã gợi ý cho đương sự đưa tiền để chạy án liên quan đến vụ án trong một tai nạn giao thông và đã bị ghi âm, ghi hình để tố cáo. Nhiều chứng cứ được đưa ra, Công an tỉnh đã khởi tố thẩm phán này để điều tra hành vi nhận hối lộ.
(HBĐT) - Ngày 26/12, TAND tỉnh đã mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử đối với bị cáo Lê Việt Phương (sinh năm 1975) ĐKHKTT tại Phú Châu, Bà Vì (Hà Nội), chỗ ở tại phòng 204, cầu thang A43, khu tập thể chuyên gia thuộc tổ 19, phường Hữu Nghị, thành phố Hoà Bình về tội giết người.
Các nhà chức trách tỉnh Đắk Lắk đang xử lý đơn tố cáo 3 cán bộ cấp phó thuộc 3 cấp xã - huyện - tỉnh về hành vi vòi vĩnh, lừa dân.
(HBĐT) - Xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) có vai trò quan trọng trong việc xây dựng xã hội pháp quyền, ý thức thượng tôn pháp luật của người dân. Do vậy, trong những năm qua, huyện Lạc Thuỷ luôn chú trọng tổ chức thực hiện, đưa các văn bản pháp luật vào cuộc sống.
Sáng nay (25-12), Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai đã mở phiên tòa lưu động tại xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai để công khai xét xử sơ thẩm bị cáo Tẩn Ông Nải, bị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai ra cáo trạng truy tố về tội giết người và cướp tài sản theo qui định của Bộ luật hình sự. Chủ tọa phiên tòa là bà Hoàng Thị Hồng Hạnh - Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai.