(HBĐT) - Những ngày qua, hình ảnh con trâu bị treo lên cho đến chết rồi bị giết thịt và đem vào tế thần ở lễ hội đền Đông Cuông (Văn Yên, Yên Bái) được chia sẻ trên mạng xã hội đã gây phẫn nộ, bức xúc trong dư luận. Lâu nay, liên tục có những tranh cãi quanh chuyện “bỏ hay không” những lễ hội bạo lực, chém giết động vật như này. Không ít nhà nghiên cứu và nhà quản lý văn hóa đều cho rằng, nếu để tồn tại hình ảnh lễ hội phản cảm như vậy, chẳng khác nào cổ xúy cho sự hung hăng và hành vi bạo lực.
Năm 2017, lễ hội làng Ném Thượng (Bắc Ninh) không còn cảnh chém lợn giữa sân đình.
Không cổ xúy lễ hội bạo lực
Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền một clip kéo dài cả chục phút, ghi lại hình ảnh đám đông hò reo treo cổ một con trâu đen lên chạc cây cho đến chết, tại lễ hội ở đền Đông Cuông (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) diễn ra vào mùa lễ hội trước. Không ít người rùng mình, lên án việc làm này là man rợ. Đây là lễ hội “đẫm máu” mới nhất bị phản đối trong khá nhiều lễ hội bạo lực những năm qua như “chém lợn tế thần”, “phóng lao giết trâu”… đang tạo ra những cái nhìn trái chiều về lễ hội truyền thống. Những lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh và một số lễ hội chọi trâu, đâm trâu trên phạm vi cả nước đã bị dư luận và cả các đơn vị, tổ chức như Tổ chức động vật châu á lên án, kiên quyết phản đối vì những yếu tố phản cảm, bạo lực, gây đau đớn cho động vật…
Không chỉ bạo lực với động vật, mùa lễ hội 2017 mới bắt đầu nhưng đã xuất hiện nhiều hình ảnh chen lấn, bạo lực, tranh giành cướp lộc giữa người với người. So với các năm trước, lễ hội đền Sóc (Hà Nội) năm nay nghiêm túc hơn khi không còn cảnh ẩu đả, hỗn chiến giữa các thanh niên và nhóm bảo vệ kiệu. BTC lễ hội đã huy động hàng trăm cảnh sát và tình nguyện viên tham gia bảo vệ lễ vật giò hoa tre và trầu cau nhưng chỉ có thể giúp lễ vật không bị cướp giữa đường khi rước, còn khi màn tế lễ kết thúc, hàng nghìn người đã lao vào, vượt qua tường rào để cướp lộc gây nên cảnh hỗn loạn. Lễ hội chùa Hương cũng gây bức xúc với bức ảnh nóng nhất mạng xã hội chụp cảnh đám đông mải tranh cướp lộc mà như cào cấu vào mặt nhau.
Nói về vấn đề này, nhà văn Nguyễn Quang Vinh thẳng thắn cho rằng: “Hành vi côn đồ của một bộ phận giới trẻ trong ứng xử rất đáng báo động. Vì vậy, những lễ hội có tính chất kích động, dẫn dụ cộng đồng vào hành vi dã man, thú tính hoặc mê muội trong thờ cúng... đều phải cương quyết loại bỏ”.
GS-TS - nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Ninh (Viện Nghiên cứu Đông
Địa phương cam kết tổ chức lễ hội văn minh
Tại hội nghị tổng kết công tác quản lý, tổ chức lễ hội năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017, Bộ trưởng VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, năm nay bộ yêu cầu các địa phương phải hạn chế tối đa những hình ảnh bạo lực, phản cảm, các địa phương cam kết tổ chức lễ hội văn minh. Những lễ hội chọi trâu không phải là lễ hội truyền thống của địa phương sẽ bị loại bỏ hoặc thay đổi cho phù hợp với đời sống hiện tại.
Mùa lễ hội 2017 đang bắt đầu và không ít lễ hội trước kia có những nghi lễ chém giết động vật bị lên án, nay đã tổ chức quy củ và không còn những cảnh gây phản cảm. Ngày mùng 6 tháng giêng năm Đinh Dậu, lễ hội làng Ném Thượng đã diễn ra nhưng không còn cảnh chém lợn giữa sân đình. Năm nay, BTC lễ hội đả cầu, cướp phết tại Lập Thạch (Vĩnh Phúc) cho tiến hành hoạt động làm lễ và đặt quả phết trong đình để mọi người có thể chạm tay “lấy may”, thay vì tung phết để tranh cướp. Nhiều nơi ở miền Trung - Tây Nguyên, cán bộ văn hóa đã tuyên truyền để người dân bỏ tập tục đâm trâu trong lễ hội.
Đại diện Sở VH-TT&DL tỉnh Phú Thọ cho biết, cơ quan quản lý đã thảo luận với cộng đồng, quyết định năm nay sẽ không có hình thức đập đầu trâu, thay vào đó là một hình thức diễn xướng không thể hiện tính bạo lực. Cùng với đó, hoạt động cướp phết tại lễ hội Hiền Quan sẽ chỉ diễn ra giữa những đội chơi của dân làng, khách du lịch sẽ không được tham gia tranh phết để tránh cảnh đánh nhau, hỗn loạn như những năm trước.
Bà Trịnh Thị Thủy - Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT&DL) - cho biết, năm nay bộ chủ trương siết chặt công tác quản lý lễ hội, kiên quyết không cấp phép cho tổ chức các lễ hội đâm, chém động vật dưới bất cứ hình thức nào. Đối với lễ hội Đông Cuông (Yên Bái), cục sẽ cử đại diện lên trực tiếp chỉ đạo cho BTC năm nay để không tái diễn tập tục man rợ treo cổ trâu như trước nữa.
Theo Báo Laodong.net
(HBĐT) - Tính từ đầu năm đến hết tháng 2, lực lượng chức năng Công an tỉnh và công an các địa phương đã kiểm danh, kiểm diện, gọi hỏi, răn đe giáo dục trên 1.500 đối tượng tù tha, đối tượng vi phạm pháp luật, mắc các tai, TNXH trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - 2 tháng đầu năm, các đơn vị Công an tỉnh và Công an các huyện, thành phố đã phối hợp truy bắt, vận động 12 đối tượng truy nã. Trong đó, các đơn vị chức năng và Công an các địa phương đã bắt 11 đối tượng, vận động 1 đối tượng ra đầu thú.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 199/UBND – CNXD chỉ đạo triển khai các giải pháp đảm bảo TTATGT đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Khi đi bệnh viện, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân thường quan tâm đến việc chữa trị bệnh, ít người cẩn trọng với tài sản của mình. Bằng những chiêu trò như đóng giả bệnh nhân đến chờ khám hoặc đi thăm bệnh nhân, giả danh bán hàng, tư vấn thuốc… đạo tặc đã lợi dụng sơ hở của người có tài sản trong bệnh viện là trộm đồ.
Ngày 8.3, qua 8 ngày xét xử sơ thẩm, xét thấy có nhiều nội dung, tình tiết không thể làm rõ tại phiên tòa nên HĐXX quyết định trả hồ sơ vụ án xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) để điều tra bổ sung.
Hiện đã có 10 luật sư của Hà Nội tình nguyện hỗ trợ pháp lý cho Đoàn Thị Hương, người đang bị buộc tội mưu sát một công dân Triều Tiên ở Malaysia.