(HBĐT) - Thời gian gần đây, dư luận xôn xao trước tình trạng hàng chục tàu khai thác cát, sỏi hoạt động trên sông Đà thuộc địa bàn 2 xã Hợp Thành, Hợp Thịnh (Kỳ Sơn). Đâu là tàu được phép khai thác đúng quy định của pháp luật? Đâu là tàu khai thác cát, sỏi trái phép dưới lòng sông? Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi trực tiếp đến hiện trường và làm việc với lãnh đạo Phòng TN&MT huyện Kỳ Sơn.
Hàng chục tàu khai thác cát trên sông Đà hoạt động tại khu vực 2 xã Hợp Thành, Hợp Thịnh (Kỳ Sơn).ảnh chụp hồi 10h ngày 12/5/2017 tại địa bàn giáp ranh 2 xã Hợp Thành, Hợp Thịnh.
Theo Báo cáo số 61/BC-UBND, ngày 4/5/2017 của UBND huyện Kỳ Sơn, hiện tại, trên sông Đà thuộc địa bàn tỉnh có 2 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác cát lòng sông Đà làm vật liệu xây dựng thông thường. Cụ thể, Công ty TNHH xây dựng Hùng Yến, địa chỉ trụ sở chính tại tổ 25, phường Đồng Tiến, TP Hòa Bình, được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 25121000225, ngày 17/8/2010. Ngày 11/12/2013, UBND tỉnh có Quyết định số 51/QĐ-UBND cấp giấy phép khai thác khoáng sản, cho phép Công ty TNHH Hùng Yến được khai thác cát lòng sông Đà làm vật liệu xây dựng thông thường tại xã Hợp Thành (Kỳ Sơn). Sau khi được cấp phép, từ năm 2013 đến tháng 3/2017, Công ty TNHH Hùng Yến tổ chức hoạt động khai thác khoáng sản chỉ có 2-3 tàu, thuyền. Từ tháng 4/2017 đến nay khai thác rầm rộ, có ngày trên 10 tàu hoạt động.
Công ty CP khai thác khoáng sản Sahara, địa chỉ trụ sở chính tại khu 5, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 251121000467, ngày 31/12/2014. Ngày 21/4/2015, UBND tỉnh có Quyết định số 20/QĐ-UBND cấp giấy phép khai thác khoảng sản, cho phép Công ty CP khai thác khoáng sản Sahara được khai thác cát lòng sông Đà làm vật liệu xây dựng thông thường tại xóm Thông, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn). Từ năm 2015 đến tháng 3/2017, Công ty CP khai thác khoáng sản
Trước thực trạng trên, ngày 11/4/2017, UBND huyện Kỳ Sơn đã chỉ đạo Phòng TN&MT phối hợp với UBND xã Hợp Thịnh, trưởng các xóm Độc Lập, Tân Lập (xã Hợp Thịnh) lập biên bản làm việc với Công ty CP khai thác khoáng sản Sahara. Đồng thời báo cáo Phòng Khoáng sản (
Cùng với Báo cáo số 61/BC-UBND ngày 4/5/2017 của UBND huyện Kỳ Sơn, ngày 10/5/2017, UBND huyện Kỳ Sơn đã có công văn “về việc tăng cường công tác QLNN và phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát, sỏi” gửi 2 doanh nghiệp và UBND các xã Hợp Thịnh, Hợp Thành. Theo đó, yêu cầu Công ty CP khai thác khoáng sản Sahara và Công ty TNHH xây dựng Hùng Yến chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và quy định trong cấp phép khai thác cát tại khu vực mỏ được cấp phép khi tổ chức khai thác cát. UBND 2 xã Hợp Thành, Hợp Thịnh giám sát thời gian hoạt động của 2 doanh nghiệp, tàu thuyền khai thác đúng quy định, nghiêm cấm việc hoạt động khai thác vào ban đêm. Một số bãi cát phát sinh không được cấp phép yêu cầu Chủ tịch UBND 2 xã kiểm tra, giải quyết, xử lý theo thẩm quyền, báo cáo UBND huyện.
Trong thực tế, tình trạng khai thác cát đã trở thành vấn đề “nóng” trên khu vực hạ lưu công trình thuỷ điện Hoà Bình, nhất là địa bàn 2 xã Hợp Thành, Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) bởi số lượng tàu khai thác cát hiện đã lên tới hơn 50 chiếc và hầu như hoạt động suốt ngày, đêm. Dư luận mong muốn, các ngành chức năng, các cấp có thẩm quyền xác định rõ khối lượng cát 2 doanh nghiệp được phép khai thác cả năm và hàng ngày, tương ứng với số lượng tàu được phép hoạt động. Việc chấp hành quy định điểm mỏ và giờ giấc theo quy định của các doanh nghiệp được phép khai thác. Kiểm tra, xử lý nghiêm túc những đơn vị, cá nhân khai thác cát trái phép và những điểm tập kết cát mới phát sinh trên địa bàn.
Báo Hòa Bình sẽ tiếp tục thông tin tình hình khai thác cát khu vực hạ lưu công trình sông Đà tại địa bàn thành phố Hòa Bình và huyện Kỳ Sơn.
(HBĐT) - Nhằm cụ thể hóa các nội dung CVĐ “Xây dựng phong cách người CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ” do Bộ Công an và Công an tỉnh phát động, Công an huyện Yên Thủy đã tổ chức quán triệt đến toàn thể CB,CS đơn vị mình; đồng thời triển khai mạnh mẽ, quyết liệt, lồng ghép các hoạt động thiết thực với nhiều nội dung cụ thể, sáng tạo, hình thức phong phú, nhân văn sâu sắc, thu hút được đông đảo CB,CS tham gia, tạo được sức lan tỏa, hiệu quả từ CVĐ.
(HBĐT) - Xuất phát từ thành phố Hòa Bình khi tờ mờ sáng, đoàn công tác Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC64) Công an tỉnh vượt đỉnh dốc Cun, xuôi theo quốc lộ 12A đến trung tâm huyện Lạc Sơn. Đoàn tiếp tục ngược dốc, men theo vách núi dựng đứng, vực sâu hun hút. Các thành viên trong đoàn trải qua nhiều cung bậc cảm xúc từ hoang mang, lo lắng đến nhẹ nhõm, vui sướng khi có mặt tại trung tâm cụm xã vùng cao của huyện Lạc Sơn.
(HBĐT) - Tối ngày 11/5, tại UBND phường Hữu Nghị, phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh đã phối hợp với UBND phường Hữu Nghị tổ chức hội nghị tuyên truyền phổ biến việc thiết lập lại trật tự đô thị, bảo vệ hành lang giao thông, chống lấn chiếm và tái lấn chiếm lòng đường hè phố. Dự hội nghị có đông đảo các tổ trưởng tổ dân phố, hộ kinh doanh dọc trên các tuyến đường thuộc địa bàn phường.
(HBĐT) - Hệ thống cơ quan tư pháp đã tới cấp xã (mỗi xã có một công chức tư pháp - hộ tịch), bên cạnh đó là đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp huyện và tuyên truyền viên pháp luật cấp xã được tập huấn, bồi dưỡng khá kỹ càng, tất cả để đưa pháp luật đến được với đông đảo người dân.
(HBĐT) - Năm 2016, trên địa bàn xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) xảy ra 12 vụ việc về trật tự an toàn xã hội (giảm 2 vụ so với năm 2015). Tuy nhiên, lực lượng Công an xã đánh giá về tính chất các vụ việc có chiều hướng gia tăng mức độ nghiêm trọng. Trước tình hình đó, Công an xã xác định việc phối hợp với nhân dân trong công tác đảm bảo ANTT là yếu tố quan trọng được đặt lên hàng đầu.
(HBĐT) - Ngày 10/5, Phòng Cảnh sát môi trường (PC49) - Công an tỉnh đã phối hợp với Chi cục thuỷ sản, UBND xã Vầy Nưa (Đà Bắc) đã tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thuỷ sản cho 226 hộ dân thuộc các xóm Nưa, Săng Trạch, Bờ xã Vầy Nưa theo kế hoạch số 148/KH-CAT về việc phòng ngừa đấu tranh với các hành vi dùng thuốc nổ, hoá chất, xung kích điện để đánh bắt cá và sử dụng chất cấp trong nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.