(HBĐT) - Tháng 2/1945, Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quân sự Bắc Kỳ, quyết định thành lập các chiến khu trên cả nước và chỉ thị cho các tỉnh chuẩn bị tích cực công tác khởi nghĩa. Thực hiện chủ trương của Trung ương, Ban Cán sự Đảng tỉnh phối hợp với Ban cán sự Đảng các tỉnh Thanh Hóa và Ninh Bình thành lập chiến khu Hòa - Ninh - Thanh (Chiến khu Quang Trung); đồng thời quyết định xây dựng 4 chiến khu cách mạng trên địa bàn tỉnh và đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang.


Căn cứ cách mạng Tu Lý - Hiền Lương: Nằm trên địa bàn 2 xã Tu Lý và Hiền Lương, huyện Đà Bắc. Đây là chiến khu cách mạng đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được thành lập tháng 2/1945 với nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng LLVT địa phương của tỉnh. Tại đây, tổ chức vũ trang đầu tiên chính thức ra mắt và hoạt động do đồng chí Vũ Thơ trực tiếp huấn luyện, sau 7 ngày (từ 16-22/2/1945) lớp học kết thúc, sau đó phong trào cách mạng trong vùng phát triển mạnh mẽ (trong tháng 4 và tháng 5 đã hình thành 3 đội tự vệ cứu quốc là: Giáp Thượng và Giáp Hạ do đồng chí Hà Văn Nông chỉ huy với 23 đội viên với 2 khẩu súng và gậy gộc, giáo mác; đội tự vệ dân tộc Dao ở Toàn Sơn do Triệu Phúc Lịch chỉ huy với 20 đội viên và đội tự vệ cứu quốc Hiền Lương do đồng chí Bình Huấn chỉ huy với 21 đội viên). Trong khởi nghĩa tháng 8/1945, lực lượng cách mạng chiến khu Tu Lý và Hiền Lương đã đóng vai trò quan trọng giành chính quyền ở tỉnh lỵ ngày 23/8/1945.

Căn cứ cách mạng Mường Diềm: Thuộc xã Hào Tráng, huyện Đà Bắc (nay đã bị ngập dưới lòng hồ sông Đà)(1) . Được Ban cán sự Đảng tỉnh Hoà Bình thành lập tháng 4/1945, với nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng và huấn luyện lực lượng vũ trang cách mạng với 100 người, trang bị 50 súng trường, 2 đại liên, ở các làng trong Chiến khu đều lập được các tổ tự vệ cứu quốc từ 10 - 15 đội viên. Xây dựng thành công Chiến khu Mường Diềm là thắng lợi lớn của phong trào cách mạng ở Hòa Bình; lôi kéo được quan lang, có quần chúng nhân dân, có lực lượng vũ trang.

Căn cứ cách mạng Cao Phong - Thạch Yên: Thuộc 2 xã Cao Phong và Thạch Yên, huyện Kỳ Sơn (nay thuộc xã Yên Lập và Yên Thượng, huyện Cao Phong), được thành lập tháng 4/1945(2), có nhiệm vụ xây dựng và huấn luyện lực lượng vũ trang cách mạng với 30 tự vệ cứu quốc thị xã đưa vào làm nòng cốt. Kết thúc khóa huấn luyện, các học viên tỏa về các xóm, mỗi người tự lo tìm người vận động; tổ chức và huấn luyện một tiểu đội (đến tháng 7/1945 xây dựng được 30 tiểu đội tự vệ cứu quốc với hàng trăm đội viên). Thanh thế của Việt Minh đã động viên tinh thần cách mạng của nhân dân trong vùng; hỗ trợ đắc lực cho khởi nghĩa giành chính quyền tỉnh lỵ Hoà Bình thắng lợi vào ngày 23/8/1945.

Căn cứ cách mạng Mường Khói: Thuộc 2 xã Hoài ân và Hiếu Nghĩa (nay thuộc xã ân Nghĩa và Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn), được thành lập sau Hội nghị tháng 4/1945 của Ban cán sự Đảng tỉnh Hòa Bình nhằm nối liền phong trào cách mạng Hòa Bình với Chiến khu Quỳnh Lưu, Ninh Bình, có nhiệm vụ xây dựng và huấn luyện lực lượng cách mạng ở địa phương. Tại Chiến khu đã xây dựng được 2 đội tự vệ cứu quốc, các tổ chức quần chúng cách mạng được hoạt động công khai. Cuối tháng 7/1945, Xứ uỷ Bắc Kỳ quyết định chọn Mường Lọt (thuộc chiến khu Mường Khói) để mở lớp huấn luyện quân sự. Lớp học được mang tên "Trường Sơn du kích kháng Nhật học hiệu” với 26 học viên là cán bộ lãnh đạo quân sự của các tỉnh: Sơn La, Hà Nam, Hà Đông, Sơn Tây, Hà Nội, Hòa Bình, Thái Bình do đồng chí Vương Thừa Vũ phụ trách.

Đến tháng 8/1945, lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang cách mạng tỉnh Hòa Bình phát triển mạnh mẽ, nhất là ở vùng nông thôn Mai Đà, Lương Sơn, Kỳ Sơn, huyện Lạc Thủy, phố Vãng, huyện Mai Châu, thị trấn Vụ Bản, thị xã Hòa Bình và Châu Lạc Thủy.

(Còn nữa)

(1), (2): Theo Kỷ yếu ảnh "Lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Hòa Bình 60 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành (16/8/1947 - 16/8/2007)”.


Các tin khác

Không có hình ảnh

LLVT Tỉnh Hòa Bình 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành

(HBĐT) - LTS: Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Tỉnh Đội - ngày truyền thống LLVT tỉnh (16/8/1947 - 16/8/2017), để ôn lại lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc và LLVT tỉnh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từ số báo này, Báo Hòa Bình đăng tải tài liệu tuyên truyền lịch sử, truyền thống 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của LLVT tỉnh nhằm cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ LLVT, các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ tỉnh Hòa Bình tiếp bước cha anh, phát huy truyền thống hào hùng của dân tộc trong giai đoạn cách mạng mới.

Gợi ý trả lời cuộc thi tìm hiểu truyền thống “LLVT tỉnh Hòa Bình - 70 năm một chặng đường vẻ vang” (Tiếp theo và hết)


(HBĐT) - * Từ tháng 8/1988 - 1/1989 Do yêu cầu lãnh đạo nhiệm vụ quân sự địa phương và thực hiện chức năng làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp, ngày 5/8/1988, Tỉnh ủy Hà Sơn Bình ra Nghị quyết số 103 chỉ định Đảng ủy Quân sự tỉnh gồm 12 đồng chí.

Gợi ý trả lời cuộc thi tìm hiểu truyền thống “LLVT tỉnh Hòa Bình - 70 năm một chặng đường vẻ vang”


(HBĐT) - Câu 4: Tính đến tháng 12/2016, tỉnh Hòa Bình đã có bao nhiêu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, có bao nhiêu cá nhân và tập thể Anh hùng LLVT nhân dân, Anh hùng lao động được Nhà nước phong tặng (hoặc truy tặng)? Hãy giới thiệu về một tập thể hoặc cá nhân Anh hùng mà bạn tâm đắc nhất?

Bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho hơn 200 đối tượng 4


(HBĐT) - Hội đồng giáo dục quốc phòng – an ninh huyện Cao Phong vừa tổ chức Bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho hơn 200 học viên thuộc đối tượng 4.

Mai Châu: Quản lý và giúp đỡ 155 người chấp hành xong án phạt tù

(HBĐT) - Ngày 3/7, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức giám sát thực hiện Nghị định số 80 ngày 16/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù, người đang chấp hành án treo và giám sát công tác lập hồ sơ quản lý và đưa người nghiện ma túy vào các trung tâm giáo dục, chữa bệnh và lao động xã hội. Tham gia đoàn giám sát có lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, đại diện Công an tỉnh và một số sở, ngành, đoàn thể tỉnh.

Xã Bình Thanh giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn

(HBĐT) - Xã Bình Thanh, huyện Cao Phong có 677 hộ với 2.675 nhân khẩu, sinh sống ở 7 xóm. Người dân nơi đây chủ yếu làm nông - lâm nghiệp, thủy sản. Trên địa bàn xã có tuyến đường Bình Thanh - Thung Nai nối từ thành phố Hòa Bình, có một số doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và cơ quan, tổ chức đứng chân. Thời gian qua, xã Bình Thanh đã nghiêm túc xây dựng nghị quyết, kế hoạch triển khai công tác giữ gìn ANTT, tạo được kết quả đáng ghi nhận trong phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục