Theo đó, mới đây, Phòng Tư pháp huyện đã phối hợp với UB MTTQ huyện, Đảng uỷ - UBND xã Hang Kia tổ chức buổi TTPBGDPL cho đồng bào dân tộc Mông ở 2 xóm Thung ẳng và Thung Mặn. Đây là 2 xóm điều kiện khó khăn nhất xã. Đường giao thông xuống cấp, đi lại khó khăn. Bên cạnh đó, trình độ dân trí không đồng đều, còn hạn chế. Thêm một khó khăn nữa là do ít được giao thương, tiếp xúc với bên ngoài nên phần lớn người dân ở 2 xóm này chưa nói được tiếng phổ thông. Do vậy, khi tổ chức TTPB GDPL gặp một số khó khăn nhất định. Đồng chí Ngần Thị Lệ chia sẻ thêm: Mọi chuyện sẽ thuận lợi hơn nếu giữa các tuyên truyền viên và đồng bào có chung tiếng nói. Cũng chính vì các tuyên truyền viên không biết nói tiếng dân tộc và phần lớn người dân ở 2 xóm chưa nói được tiếng phổ thông nên khi các tuyên truyền viên giảng giải, người dân không hiểu; không nắm được nội dung tuyên truyền. Khi được anh Sùng A Ký - cán bộ dân số xã đứng ra làm phiên dịch thì buổi tuyên truyền trở nên sôi nổi bởi người dân đã hiểu được nội dung bằng chính ngôn ngữ của họ.
Từ việc duy trì tốt hoạt động của tủ sách pháp luật, đồng bào dân tộc Mông ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) đã có cơ hội tiếp cận, tìm hiểu và nâng cao kiến thức pháp luật.
Từ thực tế còn nhiều khó khăn trong công tác TTPBGDPL cho người dân, thời gian qua, Phòng Tư pháp huyện Mai Châu đã tích cực, chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, cấp uỷ, chính quyền các cấp trong toàn huyện tập trung thực hiện nhiều giải pháp; đa dạng hình thức TTPBGDPL. Nhờ đó đến nay, huyện đã cơ bản "xoá mù” về pháp luật cho đa số người dân trong huyện, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Theo đồng chí Ngần Thị Lệ, để việc TTPBGDPL đạt hiệu quả cao nhất, những năm qua, Phòng Tư pháp đã phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức TTPBGDPL đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức trên tinh thần đảm bảo tính giáo dục, truyền thống dân tộc, phong tục, tập quán của địa phương. Trong đó, phát huy vai trò cầu nối của đội ngũ cán bộ cơ sở với người dân. Nhờ vậy góp phần nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của các tầng lớp nhân dân.
Theo đó, tính từ đầu năm đến hết tháng 8/2017, Phòng Tư pháp huyện đã phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức 85 cuộc TTPB GDPL cho 8.210 người. Trong đó, tập trung chủ yếu vào các văn bản pháp luật như Luật Tổ chức chính quyền, Luật Hộ tịch, Hiến pháp (sửa đổi), Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Dân sự, Luật Phòng - chống cháy, nổ, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Khiếu nại, Luật Giao thông đường bộ, Luật Phòng - chống ma túy… cùng nhiều Nghị định đến cán bộ và nhân dân trong toàn huyện. Đặc biệt, thực hiện mục tiêu "xóa mù” pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở 2 xã ở Hang Kia, Pà Cò, Phòng Tư pháp huyện đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, UBND, Trung tâm Học tập cộng đồng các xã tổ chức 11 cuộc TTPBGDPL cho trên 516 lượt người.
Song song với việc đẩy mạnh công tác TTPB GDPL, từ đầu năm đến nay, huyện Mai Châu thực hiện tốt công tác trợ giúp pháp lý tại 7 xã. Qua đó tư vấn pháp luật cho 50 trường hợp. Thông qua việc trợ giúp pháp luật lồng ghép tuyên truyền được 13 cuộc, thu hút 1.240 lượt người tham gia. Tính đến hết tháng 8/2017, toàn huyện thành lập được 11 CLB trợ giúp pháp lý. Trong đó có 7 CLB trợ giúp pháp lý tại các xã đặc biệt khó khăn. Các CLB đã đi vào hoạt động có hiệu quả. Nhờ vậy, mọi thắc mắc của người dân liên quan đến các chính sách, pháp luật đều được trợ giúp kịp thời. Bên cạnh đó, theo đồng chí Ngần Thị Lệ: Để đưa các chính sách, pháp luật đến gần với người dân hơn, huyện Mai Châu tiếp tục duy trì hoạt động có hiệu quả các tủ sách pháp luật, ngăn sách pháp luật ở 23 xã, thị trấn và tại các trường học, cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và bưu điện văn hóa xã. Hàng năm, các tủ sách đều được bổ sung, tăng thêm các đầu sách pháp luật. Kịp thời đưa chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân...
Mạnh Hùng