Ngày 6/12, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở Phiên tòa xét xử sơ thẩm nguyên Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Phan Minh Nguyệt cùng 5 bị cáo khác về các tội danh Tham ô tài sản (Điều 278 - Bộ luật Hình sự), Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281 – Bộ luật Hình sự), Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 – Bộ luật Hình sự).

Phiên tòa dự kiến diễn ra trong hai ngày. Hội đồng xét xử gồm 5 người: hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân. 

Phó Chánh Tòa Hình sự (Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội) Ngô Thị Ánh làm chủ tọa phiên tòa. Kiểm sát viên Trần Khắc Lợi (Phó Trưởng phòng Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án tham nhũng, chức vụ (Phòng 5) - Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội) thực hành quyền công tố trước Tòa. 

Sáu bị cáo phải ra trước vành móng ngựa trong vụ án này gồm Phan Minh Nguyệt (nguyên Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội) và Nguyễn Thị Huyền Hảo (nguyên Kế toán trưởng Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội - HADICO) cùng bị truy tố về hai tội Tham ô tài sản, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. 

Đặng Thị Thanh Tâm (nguyên Giám đốc Xí nghiệp Vườn quả du lịch Từ Liêm), Đỗ Văn Hảo (nguyên Phó Tổng Giám đốc HADICO), Dương Thị Chinh (phụ trách Kế toán của Xí nghiệp Vườn quả du lịch Từ Liêm) cùng bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Bị cáo Nguyễn Trọng Hùng (Giám đốc xí nghiệp Bắc Hà, trực thuộc HADICO) bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. 

9 luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo tại phiên tòa. Riêng bị cáo Phan Minh Nguyệt có hai luật sư bào chữa, bị cáo Chinh có ba luật sư bào chữa. Nguyên đơn HADICO mời ba luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tại phiên tòa. 

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, bị cáo Phan Minh Nguyệt nguyên là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội (HADICO) trong giai đoạn 2005-2014. 

Đến tháng 1/2014, bị cáo Nguyệt được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội. Trong thời gian đương chức tại HADICO, bị cáo Nguyệt đã chỉ đạo cấp dưới thực hiện một loạt sai phạm. 

Cụ thể, bị cáo Phan Minh Nguyệt đã chỉ đạo các bị cáo Đỗ Văn Hảo, Phó Tổng Giám đốc, Nguyễn Thị Huyền Hảo, Kế toán trưởng Công ty HADICO, Đặng Thị Thanh Tâm, Giám đốc và Dương Thị Chinh, Kế toán trưởng Xí nghiệp Vườn quả du lịch Từ Liêm và cán bộ dưới quyền tổ chức phá dỡ, xây dựng nhà cho thuê trái phép tại Xí nghiệp Vườn quả du lịch Từ Liêm, đã vi phạm Luật Đất đai và Luật Xây dựng. 

Ủy ban Nhân dân xã Minh Khai (nay là phường Minh Khai) và Ủy ban Nhân dân huyện Từ Liêm (nay là quận Bắc Từ Liêm) đã có quyết định cưỡng chế phá dỡ toàn bộ công trình vi phạm gồm 114 gian nhà và 14 gian kiốt gây thiệt hại cho 138 người đã nộp tiền thuê nhà với tổng số tiền thiệt hại là trên 46 tỷ đồng. 

Trong số đó, khoản tiền trên 25 tỷ đồng đã hạch toán vào sổ sách tài chính của Xí nghiệp Vườn quả du lịch Từ Liêm chi phí hết vào xây dựng và nộp thuế; số tiền còn lại trên 21 tỷ đồng không hạch toán vào sổ sách tài chính kế toán, bị cáo Phan Minh Nguyệt chỉ đạo Xí nghiệp Vườn quả du lịch Từ Liêm sử dụng trên 3,8 tỷ đồng trả nợ Công ty HADICO; còn gần 18 tỷ đồng bị cáo Nguyệt đã chỉ đạo sử dụng cá nhân và chi tiêu không đúng quy định. 



Quá trình điều tra, bị cáo Phan Minh Nguyệt và gia đình đã tự nguyện nộp gần 18 tỷ đồng để khắc phục hậu quả. Công ty HADICO xác định công ty có trách nhiệm hoàn trả lại toàn bộ số tiền trên 46 tỷ đồng cho 138 người thuê nhà khi thanh lý hợp đồng thuê nhà. 

Đối với thiệt hại của Công ty HADICO từ việc phá dỡ, xây dựng nhà cho thuê trái phép tại Xí nghiệp Vườn quả du lịch Từ Liêm với tổng số tiền gần 43 tỷ đồng, trong đó bị cáo Nguyệt đã nộp tiền khắc phục được gần 18 tỷ đồng, số tiền còn lại chưa khắc phục là trên 25 tỷ đồng, Công ty HADICO sẽ có quan điểm về yêu cầu bồi thường tại phiên tòa xét xử vụ án. 

Ngoài ra, bị cáo Phan Minh Nguyệt chỉ đạo Nguyễn Thị Huyền Hảo, Kế toán trưởng Công ty HADICO thu tiền trái phép trong việc cho thuê nhà ở khu tập thể Lĩnh Nam được trên 2,3 tỷ đồng, để ngoài sổ sách kế toán của Công ty, phục vụ nhu cầu cá nhân của bị cáo Phan Minh Nguyệt, trong khi đó số người đã nộp tiền đến nay không được nhận nhà, gây thiệt hại cho 7 người với tổng số tiền trên 2,3 tỷ đồng. 

Bị cáo Phan Minh Nguyệt còn chỉ đạo Nguyễn Thị Huyền Hảo thu trên 2,3 tỷ đồng từ việc yêu cầu các nhà thầu tiết kiệm chi phí thi công các công trình nội bộ nhưng không nhập quỹ để tăng vốn sản xuất của Công ty HADICO, mà sử dụng cho nhu cầu cá nhân bị cáo Nguyệt. 

Toàn bộ số tiền trên 22 tỷ đồng thu được từ 3 nguồn để ngoài sổ sách tài chính kế toán, bị cáo Phan Minh Nguyệt đã sử dụng cá nhân trên 16 tỷ đồng; chi tiêu không đúng quy định gần 6 tỷ đồng. 

Bị cáo Phan Minh Nguyệt đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình, chỉ đạo cấp dưới rút tiền quỹ thông qua việc tạm ứng cá nhân để đưa cho bản thân sử dụng số tiền gần 19 tỷ đồng. 

Trước khi bị khởi tố, bị cáo Nguyệt đã trả lại được gần 15 tỷ đồng. Do đó, Cơ quan điều tra đề nghị không truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi gây thiệt hại gần 15 tỷ đồng mà chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi gây thiệt hại số tiền chưa trả lại là 3,8 tỷ đồng cho Công ty HADICO. 

Trong quá trình điều tra, gia đình bị cáo Nguyệt đã tự nguyện nộp bồi thường 1,8 tỷ đồng; số tiền còn lại đến nay chưa khắc phục. 

Theo cáo trạng, từ cuối năm 2009 đến 2014, bị cáo Phan Minh Nguyệt chỉ đạo Nguyễn Thị Huyền Hảo, các Giám đốc Xí nghiệp thành viên và cán bộ dưới quyền lập khống chứng từ, rút tiền từ nguồn vốn phục vụ sản xuất và bình ổn giá của HADICO đưa cho bị cáo Nguyệt. Tổng số tiền cấp dưới đã rút từ công ty đưa cho Phan Minh Nguyệt là hơn 40 tỷ đồng. 

Để tránh bị phát hiện, Phan Minh Nguyệt đã chỉ đạo cấp dưới ký khống hợp đồng vay ngân hàng 19 tỷ đồng, lấy tiền hoàn trả trước cho HADICO. Sau đó, bị cáo Nguyệt đã dùng tiền cá nhân và khoản tiền để ngoài sổ sách, hoàn trả cho Công ty tổng cộng gần 26 tỷ đồng. 

Bị cáo Phan Minh Nguyệt bị Viện Kiểm sát cáo buộc đã tham ô gần 15 tỷ đồng của HADICO (đến nay gia đình bị cáo Nguyệt đã khắc phục hết). 

Hiện, Công ty HADICO chỉ còn thiệt hại hơn 1,8 tỷ đồng tiền lãi phát sinh từ khoản vay 19 tỷ đồng của ngân hàng./. 

 

                                             TheoVietnamplus

Các tin khác


Blogger “Mẹ Nấm” bị tuyên y án 10 năm tù

Tòa đã tuyên y án đối với tội truyền chống phá Nhà nước của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – tức blogger "Mẹ Nấm” .

Huyện Lạc Sơn vững vàng thế trận an ninh nhân dân

(HBĐT) - Là huyện có địa bàn rộng, giáp ranh với 2 huyện Thạch Thành, Bá Thước (Thanh Hóa), vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) và các huyện Tân Lạc, Kim Bôi, Yên Thuỷ, trên địa bàn huyện Lạc Sơn có 3 xã trọng điểm về ANTT...Những năm qua, tình hình ANCT-TTATXH trên địa bàn huyện luôn ổn định và giữ vững, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ.

Bắt nữ quái trốn nã ở Sóc Trăng

(HBĐT) - Sau chuyến đi dài trên 2.000 km, tổ công tác của Công an tỉnh Hòa Bình đã di lý đối tượng truy nã Bùi Tường Vi, sinh năm 2001, trú tại xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắk về chịu tội trước pháp luật. Hành trình truy bắt đối tượng gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp bởi đối tượng liên tục thay đổi địa bàn lẩn trốn ở các tỉnh phía Nam, thay đổi tên tuổi, quê quán... Mặc dù còn trẻ, song Bùi Tường Vi đã sớm bỏ bê việc học hành, tiếp xúc với đám bạn xấu nên sinh hư hỏng. Thông qua mạng xã hội Facebook, Zalo, Vi có quan hệ khá rộng với nhiều bạn bè ở các địa phương trong cả nước. Vì lẽ đó, Vi thường đi lại qua nhiều địa bàn, từ các tỉnh, thành phía Bắc đến dải đất cực Nam của Tổ quốc. Tháng 6/2017, Vi có mặt tại huyện Tân Lạc để gặp một số người bạn. Tại đây, thị cùng đồng bọn thực hiện vụ trộm cắp tài sản của một hộ gia đình ở xã Quy Mỹ, huyện Tân Lạc. Sự việc bị phát giác, Vi bỏ trốn khỏi địa phương. Cơ quan điều tra Công an huyện Tân Lạc ra lệnh truy nã toàn quốc đối với thị.

Cụm an toàn về ANTT - đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội địa bàn giáp ranh

(HBĐT) - Cụm an toàn về ANTT 5 xã giáp ranh 2 tỉnh Hòa Bình và Ninh Bình (sau đây gọi là Cụm an toàn về ANTT) được thành lập năm 1997 gồm xã Yên Bồng, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình; các xã: Xích Thổ, Gia Sơn, xã Gia Thủy, huyện Nho Quan và xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn tỉnh, tỉnh Ninh Bình. Có dòng sông Bôi chạy theo chiều dài của 5 xã, hình thành nên hai vùng: vùng bán sơn địa và vùng chiêm trũng; có hai dân tộc chính là Kinh, Mường và đồng bào theo đạo Công giáo cùng sinh sống; trình độ dân trí không đồng đều; đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc; các ngành tiểu thủ công nghiệp, du lịch dịch vụ chậm phát triển. Các đối tượng hình sự thường lợi dụng địa bàn khu vực giáp ranh để hoạt động tội phạm, tình trạng khai thác cát trái phép khá phổ biến. Từ đặc điểm, tình hình đó, trên địa bàn luôn tiềm ẩn những vấn đề phức tạp về ANTT, đặt ra cho lực lượng công an và chính quyền trong khu vực nhiều thách thức.

Tổng kết công tác quốc phòng - quân sự địa phương năm 2017

(HBĐT) - Ngày 01/12, UBND huyện Tân Lạc đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác quốc phòng - quân sự địa phương (QP-QSĐP) năm 2017.

Bảo mẫu Mầm Xanh khai dùng nhiều vật dụng đánh trẻ

Tại cơ quan công an, chủ cơ sở mầm non Mầm Xanh thừa nhận đã dùng nhiều dụng cụ đánh do các bé khóc, không chịu ăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục