(HBĐT) - Ngày 30/3, tại Hội trường xét xử TAND tỉnh, TAND cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên toà hình sự phiên phúc thẩm theo đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Kiều Đăng Ninh (sinh năm 1977) HKTT tại xã Tiến Xuân, Thạch Thất (Hà Nội). Trước đó, tại phiên toà sơ thẩm Kiều Đăng Ninh đã bị HĐXX TAND tỉnh tuyệt phạt 14 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.


Rút đơn kháng cáo, Giám đốc Công TNHH Phú Đạt chấp nhận bản án 14 năm tù

Theo nội dung bản án sơ thẩm, trong quá trình điều hành hoạt động của Công ty TNHH Phú Đạt từ năm 2004, đến năm 2012 đổi tên thành Công ty TNHH dịch vụ & thương mại Tiến Xuân do Kiều Đăng Ninh làm giám đốc đã được UBND tỉnh cấp phép đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng siêu thị nội thất cao cấp và dự án trồng rừng nguyên liệu và rừng phòng hộ. Để thực hiện dự án, Kiều Đăng Ninh đã lập một số hợp đồng vay vốn tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh tỉnh Hoà Bình để vay số tiền 25 tỷ đồng. Trong đó, để vay vốn Kiều Đăng Ninh đã thế chấp tài sản đảm bảo là 4 thửa đất đứng tên người thân và được Ngân hàng xác định giá trị là hơn 21 tỷ đồng. Với số tài sản thế chấp đó, Ngân hàng Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh tỉnh Hoà Bình đã chấp thuận cho Kiều Đăng Ninh khoản vay hơn 17,9 tỷ đồng. Số tiền này đã được Kiều Đăng Ninh sử dụng vào dự án và các hoạt động khác của Công ty.

Tuy nhiên, với hạn mức của dự án trồng rừng được Ngân hàng duyệt cho vay là 25 tỷ đồng và đã giải ngân số tiền trên 17,9 tỷ đồng, đến tháng 5/2011 để được giải ngân số tiền còn lại là trên 7 tỷ đồng, Kiều Đăng Ninh đã thông qua Nguyễn Ngọc Long để mượn 4 Giấy chứng nhận QSDĐ của anh Nguyễn Ngọc Tiến, Nguyến Ngọc Thành để thế chấp ngân hàng. Được những người này đồng ý, Kiều Đăng Ninh đã mang 4 giấy chứng nhận QSDĐ đến Ngân hàng thế chấp để vay vốn hoạt động. Tuy nhiên, khi trao đổi với ngân hàng, Kiều Đăng Ninh đã nói dối là được các hộ dân có tên trong giấy Chứng nhận QSDĐ đồng ý cho Kiều Đăng Sang đại diện Công ty Tiến Xuân mượn để mang thế chấp ngân hàng. Việc soạt thảo hợp đồng thế chấp giữa Kiều Đăng Sang và các hộ dân với ngân hàng đều dựa trên thông tin mà Kiều Đăng Ninh cung cấp. Cùng với đó, Kiều Đăng Ninh đã chỉ đạo Kiều Đăng Sang, Đỗ Thị Trâm, Lý Văn Hải, Phạm Thuý Hiền làm khống chứng từ, hợp đồng chuyển nhượng đất rừng; quản lý bảo vệ rừng; làm hàng rào dây thép gai với số tiền lên đến hơn 8 tỷ đồng để làm chứng từ giải ngân cho ngân hàng. Sau khi kiểm tra thực tế, căn cứ vào tài sản thế chấp và các chứng từ do Công ty Tiến Xuân cung cấp, Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh tỉnh Hoà Bình đã 4 lần giải ngân cho Công ty Tiến Xuân với số tiền hơn 7.044.141.250 đồng. Số tiền này sau đó Kiều Đăng Ninh đã không giải trình, làm rõ được chi tiêu vào mục đích gì. Cho đến nay, Kiều Đăng Ninh hoàn toàn mất khả năng trả nợ các khoản vay.

Quá trình điều tra, cơ quan CSĐT đã xác định Kiều Đăng Ninh không sử dụng số tiền trên 7 tỷ vay của Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh tỉnh Hoà Bình vào dự án trồng rừng. Như vậy, hành vi gian dối đối với các hộ dân với ngân hàng trong việc mượn tài sản là Quyền sử dụng đất của bên thứ 3 làm tài sản thế chấp cho ngân hàng và lập khống chứng từ giải ngân để chiếm đoạt số tiền 7.044.141.250 đồng của Kiều Đăng Ninh đã đủ yếu tố cấu thnhf tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điểm a, khoản 4, điều 139 Bộ Luật hình sự.

Với hành vi phạm tội nêu trên, tại phiên toà HĐXX TAND tỉnh đã tuyên phạt Kiều Đăng Ninh 14 năm tù về tội Lừa đảo chiến đoạt tài sản. Về trách nhiệm dân sự buộc bị cáo phải hoàn trả cho Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh tỉnh Hoà Bình số tiền 7.044.141.250 đồng.

Cho rằng mức án trên là quá nặng, Kiều Đăng Ninh đã làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tuy nhiên, trước HĐXX phiên toà phúc thẩm, Kiều Đăng Ninh đã xin rút toàn bộ kháng cáo, chấp nhận mức án 14 năm tù như bản án sơ thẩm đã tuyên phạt.

PV


Các tin khác


Chi trả phụ cấp trách nhiệm cho quân nhân dự bị giữ chức vụ chỉ huy quản lý các đơn vị DBĐV quý I năm 2018

(HBĐT) - Ngày 29/3/2018, Ban CHQS huyện Cao Phong đã tổ chức sinh hoạt và chi trả phụ cấp trách nhiệm cho quân nhân dự bị (QNDB) giữ chức vụ chỉ huy, quản lý các đơn vị Dự bị động viên (DBĐV) quý I năm 2018.

Kết luận điều tra nhà báo Duy Phong cưỡng đoạt tiền trong vụ "biệt phủ Yên Bái"

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái xác định Lê Duy Phong lợi dụng quyền hạn nhà báo để đe dọa uy hiếp tinh thần một số người là quan chức, doanh nghiệp Yên Bái, cưỡng đoạt 250 triệu đồng.

Ông Đinh La Thăng phải bồi thường 600 tỷ đồng

TAND Hà Nội phạt ông Đinh La Thăng 18 năm tù do phạm tội cố ý làm trái, buộc bồi thường cho Tập đoàn Dầu khí 600 tỷ đồng.

Gặp mặt các cơ quan Báo chí năm 2018

(HBĐT) - Ngày 29/3, Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức gặp mặt các cơ quan Báo chí năm 2018. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh và lãnh đạo, phóng viên các cơ quan Báo chí của tỉnh.

Triển khai nhiệm vụ công tác Đảng, công tác chính trị

(HBĐT) - Ngày 29/3, Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác Đảng - công tác chính trị (CTĐ - CTCT) những tháng đầu năm 2018 và triển khai công tác Đảng - công tác chính trị quý II năm 2018.

Tiếp trên 200 lượt công dân đến khiếu nại - tố cáo

(HBĐT) - Quý I/2018, các cơ quan Nhà nước tiếp tục duy trì thực hiện tốt công tác tiếp công dân, bố trí cán bộ thường trực tiếp công dân tại đơn vị theo quy định, đã tổ chức tiếp 208 lượt người đến Trụ sở tiếp dân để khiếu nại, tố cáo, đề nghị, phản ánh. Trong kỳ có 31 đoàn với 67 lượt người đến Trụ sở tiếp công dân của tỉnh để nộp đơn và khiếu nại, tố cáo. Công tác giữ gìn ANTT tại các buổi tiếp công dân được đảm bảo an toàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục