(HBĐT) - Trong những năm qua, cùng với quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác quốc tế về quyền con người, Việt Nam lần lượt trở thành thành viên của 7/9 Công ước quốc tế chủ chốt về quyền con người (trong đó có Công ước về các quyền Dân sự và Chính trị, gia nhập ngày 24/9/1982). Việt Nam luôn nghiêm túc thực thi trách nhiệm, nghĩa vụ của quốc gia thành viên các công ước, đặc biệt là nghĩa vụ nội luật hóa quy định của các công ước.


Hoạt động truyền thông, tư vấn pháp luật tại xóm Kén, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) giúp người dân hiểu và thực hiện các quyền dân sự của cá nhân. ảnh: M.H.

Nhờ đó, các quyền con người được quy định ngày càng cụ thể và toàn diện hơn trong luật pháp quốc gia. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (gọi tắt là Hiến pháp năm 2013) đã có những quy định mang tính nguyên tắc về các quyền con người, quyền dân sự, chính trị, làm căn cứ pháp lý cho các Bộ luật, Luật chuyên ngành thể chế thành quy định cụ thể trong từng lĩnh vực.

1. Nội dung về các quyền dân sự trong Hiến pháp năm 2013

1.1. Về quyền sống: Điều 19 quy định: "Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”.

1. 2. Về quyền đời tư: Điều 20 và 21 - Hiến pháp năm 2013 quy định rõ về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của mọi người đều được bảo vệ.

1.3. Về quyền tự do và an ninh cá nhân; quyền không bị tra tấn, truy bức, nhục hình: Điều 20 - Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của TAND, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện KSND, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam giữ người do luật định.

1.4. Về quyền khiếu nại, tố cáo:Điều 30 - Hiến pháp năm 2013 quy định quyền của người dân; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Quy định người bị thiệt hại có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật; Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.

1.5. Về quyền tự do cư trú, đi lại: Hiến pháp năm 2013 quy định: Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Việc khám xét chỗ ở do Luật định (Điều 22). Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước (Điều 23).

1.6. Về quyền bình đẳng giới:Theo Điều 26 - Hiến pháp năm 2013, công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt, nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới; Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.

2. Nội dung các quyền chính trị trong Hiến pháp năm 2013

2.1. Về quyền bầu cử, ứng cử và quyền tham gia công việc quản lý Nhà nước và xã hội: Các quyền này được quy định tại các Điều 27, 28, 29 - Hiến pháp năm 2013. Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND các cấp. Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. Công dân có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân (theo Điều 6, Hiến pháp năm 2013: Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện).

2.2. Về quyền tự do ngôn luận, báo chí; quyền tiếp cận thông tin: Theo Điều 25 - Hiến pháp năm 2013, công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin để thụ hưởng đầy đủ và bảo vệ các quyền của mình theo Hiến pháp và pháp luật.

2.3. Về quyền tự do hội họp, lập hội, biểu tình: Được quy định tại Điều 25 - Hiến pháp năm 2013.

2.4. Về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo: Điều 24 - Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

2.5. Về quyền bình đẳng của các dân tộc: Theo Điều 5 - Hiến pháp năm 2013: Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để tất cả các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.

Điều 42 - Hiến pháp năm 2013 quy định: Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.

Thể chế các quyền dân sự, chính trị của công dân quy định tại Hiến pháp năm 2013, các đạo luật như: Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Luật Cư trú; Luật Báo chí; Luật Tiếp cận thông tin, Luật Trưng cầu ý dân; Luật Bình đẳng giới; Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo… đã có những điều luật cụ thể nhằm đảm bảo các quyền dân sự, chính trị của công dân được thực hiện đúng khuôn khổ pháp luật.

Mai Huệ (TH) (Sở Tư pháp)

 

 



Các tin khác


Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện Lạc Sơn giai đoạn 2019 - 2024

Ngày 17/5, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang (LLVT) huyện giai đoạn 2019 - 2024.

Tham ô gần 3 tỷ đồng, nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội lĩnh 15 năm tù

Sau 3 ngày nghị án, sáng 17/5, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh bước vào phần tuyên án bị cáo Nguyễn Tiến Kính (SN 1964), trú tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội về hành vi "tham ô tài sản”.

Công an huyện Kim Bôi xử phạt người bình luận trên Facebook nội dung kích động bạo lực

Công an huyện Kim Bôi cho biết, ngày 14/5 đã làm việc với B. V. B, trú tại xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Trước đó, ngày 3/5, B. V. B đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để bình luận tại Trang "Hoà Bình Đa Chiều" với nội dung kích động bạo lực.

Đoàn luật sư tỉnh: Cầu nối đưa pháp luật đến với người dân

Tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, phản biện và giám sát xã hội, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý (TGPL), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người yếu thế, hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở vùng sâu, xa tại các phiên tòa... Từ những hoạt động tích cực, hiệu quả đó, những năm qua, Đoàn Luật sư tỉnh đã phát huy tốt vai trò, trở thành cầu nối đưa pháp luật đến với người dân.

Phúc thẩm vụ Việt Á: Đề nghị bác kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Chiều 16/5, đại diện Viện Kiểm sát đã công bố bản luận tội và quan điểm giải quyết đối với 11 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Công ty Việt Á. Đáng chú ý, mặc dù nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả, nhưng bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) vẫn bị đề nghị không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Lĩnh 19 năm tù vì giết vợ để níu giữ tình yêu

Ngày 16/5, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Bùi Văn Nhuận (SN 1985), trú tại xã Miền Đồi (Lạc Sơn) về tội "giết người”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục